Chỉ cần vài phút tĩnh tâm mỗi ngày, bạn sẽ nhận được những điều thần kỳ này cho sức khoẻ!

13/12/2016 20:55 PM | Sống

"Khi đầu óc ở trong trạng thái ngủ hoặc nhàn rỗi, nó dường như là nguồn gốc cho sự khám phá, sáng tạo ở trong não”, giáo sư tâm lý học của trường Đại học Washington, Jonathan Shooler cho biết.

Thời đại công nghệ “thống trị” cuộc sống với vô vàn tiện ích khiến hầu hết mọi người không thể rời mắt khỏi những thiết bị công nghệ thông minh. Bằng chứng là không ít người cứ 5 -6 phút lại kiểm tra điện thoại một lần, đó là lý do vì sao đại dịch “nghiện” điện thoại, phương tiện truyền thông và Internet trở thành căn bệnh mãn tính.

Tiếp xúc với công nghệ thường xuyên cộng với áp lực công việc khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên, nếu dành chút thời gian để tĩnh tâm mỗi ngày, bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe bất ngờ.

Tránh tình trạng kiệt sức

Ngày nay, người ta đánh giá một con người vào năng lực làm việc của người đó. Chính vì thế mà không ít người bỏ bữa, mất ngủ để làm việc. Đó cũng là lý do vì sao tình trạng người lao động kiệt sức vì công việc ngày càng gia tăng.

Để giải tỏa căng thẳng, áp lực, đặc biệt những người làm việc với cường độ cao nên dành vài phút mỗi ngày thực hiện bài tĩnh tâm, thư giãn đầu óc, nạp lại năng lượng trước khi đổ gục vì kiệt sức. Môi trường làm việc hiện đại có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã tạo ra “không gian thứ ba” ngay trong phòng làm việc để nhân viên có thể nghỉ ngơi, ngồi thiền trong ánh sáng tự nhiên. Nó không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân viên mà còn tăng năng suất cho cả công ty.

Cải thiện độ nhạy cảm

Một nhóm nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu tâm lý trên chính bản thân mình, họ kiềm chế khả năng nói, đọc, viết để im lặng trong khoảng thời gian 10 ngày. Bên cạnh đó, 100 người khác tham gia một khóa tu tĩnh tâm. Kết quả cho thấy, những người có thói quen tĩnh tâm hằng ngày cải thiện kỹ năng nghe và độ nhạy cảm rõ rệt trong mọi lĩnh vực.

Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người cho rằng tĩnh tâm có thể trở thành công cụ tư duy mạnh mẽ của con người.

Thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề tương lai

Alan Watts, một triết gia người Mỹ tin rằng sự thất vọng và lo lắng hàng ngày của con người bắt nguồn từ việc họ không thể kết nối hiện tại với tương lai. Sự im lặng có thể giúp con người nhận thức hiện tại, nơi những hạnh phúc thật sự đã diễn ra.

Sự im lặng và tĩnh tâm sẽ kéo chúng ta ra khỏi những suy nghĩ giả định mà chúng ta đang đắm chìm, để đầu óc được nghỉ ngơi, lấy lại năng lương đã mất sau một ngày làm việc mệt mỏi. Để ngày hôm sau, những giả thuyết, dự đoán tương lai, điều vô cùng cần thiết cho các doanh nhân được điều chỉnh chính xác hơn.

Cải thiện trí nhớ

Tĩnh tâm hoặc đi bộ trong không gian tĩnh lặng, hòa mình với thiên nhiên có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ ở vùng hippocampus, giúp cải thiện trí nhớ.

Thuyết tiến hóa cũng giải thích rằng, không gian bộ nhớ của con người được cải thiện khi hòa mình vào thiên nhiên. Minh chứng rõ ràng nhất là từ thời khai thiên lập địa, tổ tiên loài người đi săn bắn trong môi trường hoang dã đã có thể ghi nhớ nơi tìm kiếm thức ăn, lẩn tránh kẻ thù...

Thúc đẩy ý định và hành động

Nhà tâm lý học Kelly McGonigal đã từng nói rằng khi chúng ta im lặng, những lo lắng, suy nghĩ trong tâm trí dần dần được tháo gỡ. Tĩnh tâm là loại bỏ tâm niệm đang hiện hữu trong tiềm thức của chúng ta. Nó là động lực thúc đẩy chúng ta thực hiện các mục tiêu đã đề ra và hành động một cách lý trí hơn.

Tăng cường sự tự nhận thức

Trong không gian tĩnh lặng, chúng ta dành thời gian tự nhận thức để kiểm soát được hành động. Việc dừng những tiếng nói từ bên ngoài giúp chúng ta nhận thức và điều chỉnh tiếng nói nội tâm tốt hơn, nhận thức từ những suy nghĩ nội bộ dẫn đến việc kiểm soát hành vi bên ngoài.

Phát triển não bộ

Não là cơ quan quan trọng nhất và cũng là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể. Theo nghiên cứu của trường đại học California, thường xuyên dành thời gian tĩnh tâm trong im lặng có thể cải thiện các nếp nhăn của vỏ não, tăng cường khả năng sử lý thông tin.

Nếu không có chút thời gian rảnh rỗi, bạn có thể tận dụng 10 phút ngồi yên lặng trong xe hoặc văn phòng để nhìn vào khung cảnh thanh bình của thiên nhiên. Nó sẽ thúc đẩy khả năng tư duy và cải thiện chất xám.

Phát triển khả năng sáng tạo

Quá trình sáng tạo bao gồm một giai đoạn quan trọng được gọi là “ấp ủ”, nơi mà mọi ý tưởng đều gặp gỡ và tiếp xúc để tạo nên thành quả cuối cùng. Vậy “ấp ủ” đó là gì? Nó chính là việc dừng làm việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi chính là thần dược thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả hơn.

“Khi đầu óc ở trong trạng thái ngủ hoặc nhàn rỗi, nó dường như là nguồn gốc cho sự khám phá, sáng tạo ở trong não”, giáo sư tâm lý học của trường đại học Washington, Jonathan Shooler cho biết.

Kiểm soát cảm xúc

Chỉ khi chúng ta tìm một nơi yên tĩnh để ngồi một mình và suy ngẫm, ta mới có thể nhìn nhận được những cảm xúc chân thật nhất của bản thân. Hành động này sẽ giúp chúng ta xây dựng sức mạnh ý chí và tính tự kỉ luật cao, những yếu tố đạo đức cần thiết trong công việc.

Dọn dẹp cảm xúc

Nếu cơ thể phải chiến đấu với những khó khăn về vật chất hay tinh thần thì não bộ sẽ sản xuất ra hormone cortisol, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng. Im lặng chính là thời gian để chúng ta giải quyết cảm xúc của chính mình. Bỏ qua những dấu hiệu mệt mỏi của cảm xúc, sẽ có ngày cảm xúc bùng nổ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Cùng chuyên mục
XEM