Chạy theo trào lưu "ăn sạch", nhiều người đang đứng trước nguy cơ mắc hội chứng tâm thần nguy hiểm này

01/09/2019 22:16 PM | Sống

Trong một báo cáo nghiên cứu, hình ảnh nuột nà, quyến rũ của các "ngôi sao" Instagram khiến nhiều người theo đuổi những phương pháp ăn uống được thổi phồng là tốt cho cơ thể nhưng thực chất lại rất nguy hiểm.

Orthorexia (chứng rối loạn ăn uống lành mạnh) là cụm từ chỉ chứng ám ảnh với việc chỉ ăn thực phẩm "nguyên chất", lành mạnh hoặc hữu cơ, lần đầu tiên được bác sĩ tên Steven Bratman định nghĩa vào năm 1997.

Nỗi ám ảnh về việc ăn uống lành mạnh hay ăn sạch thường xuất hiện khi người ta muốn đối phó với những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực, hoặc khi cảm thấy mất kiểm soát, giống như các rối loạn ăn uống khác.

Những người mắc hội chứng Orthorexia có thể cảm thấy vô cùng lo lắng hoặc tội lỗi nếu ăn phải thực phẩm mà họ cảm thấy không "healthy". Các chất dinh dưỡng hoặc toàn bộ nhóm thực phẩm thiết yếu có thể bị cắt bỏ, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Họ thường ăn nhiều trái cây và rau quả, cắt bỏ các nhóm thực phẩm như tinh bột có màu trắng, chỉ mua hàng ở những nơi bán thực phẩm tốt cho sức khỏe và rất ít khi uống bia rượu.

 Chạy theo trào lưu ăn sạch, nhiều người đang đứng trước nguy cơ mắc hội chứng tâm thần nguy hiểm này  - Ảnh 1.
 Chạy theo trào lưu ăn sạch, nhiều người đang đứng trước nguy cơ mắc hội chứng tâm thần nguy hiểm này  - Ảnh 2.

logger Deliciously Ella (trái) và Alice Liveing (phải)


Một nghiên cứu năm 2017 của trường University College London đã phát hiện được mức độ phổ biến của hội chứng orthorexia cao hơn nhiều ở nhóm người dùng mạng xã hội. 49% người dùng Instagram được khảo sát có các triệu chứng này.

Chuyên gia dinh dưỡng người Anh và là tác giả của cuốn sách Orthorexia, When Healthy Eating Goes Bad, bà Renee McGregor cho biết: "Rất khó để đưa ra chẩn đoán chính xác. Vấn đề không chỉ liên quan đến trọng lượng cơ thể hoặc ngoại hình. Nó giống một sự cưỡng chế tâm lý hơn khi những người mắc phải hội chứng này ép buộc bản thân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc. Họ hoàn toàn không cho phép mình ăn những thứ như pizza hoặc bánh kem".

Theo tiến sĩ Cristina Hanganu Bresch, phó giáo sư khoa Viết và Hùng biện tại Đại học Khoa học, Philadelphia (Mỹ), sự kết hợp giữa "xu hướng sống khỏe" cộng với tốc độ lan truyền thông tin cực nhanh trên mạng xã hội (như Facebook, Twitter và đặc biệt là Instagram) đã dẫn đến sự gia tăng chứng Rối loạn ăn uống lành mạnh.

Ông cảnh báo: "Orthorexia là một chứng rối loạn ăn uống giả định mới, sắp có mặt trong cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM). Tất cả các rối loạn ăn uống đều thuộc nhóm bệnh tâm thần nghiêm trọng và cần được điều trị nhanh chóng."

 Chạy theo trào lưu ăn sạch, nhiều người đang đứng trước nguy cơ mắc hội chứng tâm thần nguy hiểm này  - Ảnh 3.

Các bác sĩ cảnh báo, orthorexia được xem là một chứng rối loạn tâm thần và đang lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội


Daniella Isaacs, một nữ diễn viên người Anh, đã chia sẻ cuộc chiến chống lại những cơn ám ảnh của mình: "Lúc đó, tôi xem các trang blog như Deliciously Ella, Honestly Healthy, Clean Eating Alice là nguồn cảm hứng sống của mình. Cân nặng của tôi đã giảm. Thời gian ấy, tôi thấy mình như đang tôn sùng một tín ngưỡng nào đó."

Deliciously Ella là nơi truyền cảm hứng cho những người theo chế độ ăn uống dựa trên thực vật, tức là nhiều trái cây và rau. Hiện chỉ có khoảng 30% người dân Anh ăn theo nguyên tắc dinh dưỡng 5-a-day, tức là 5 khẩu phần rau củ trái cây một ngày (mỗi phần tương đương 80 g). Các nghiên cứu đã chứng minh sự cần thiết của việc chuyển sang chế độ ăn nhiều thực vật hơn, giảm tiêu thụ thịt để nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường, động vật.

Hiện nay, chứng rối loạn ăn uống lành mạnh vẫn chưa được công nhận lâm sàng do không có các triệu chứng rõ ràng và không có lộ trình điều trị cụ thể. Vì vậy, các bác sĩ chỉ có thể đưa ra chẩn đoán dưới cái tên khác là "bệnh về ăn uống và cho ăn chưa được phân loại" (OSFED).

Orthorexia có những điểm tương đồng với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và chứng chán ăn.

(Nguồn: Dailymail)

Theo Xuyến Chi

Cùng chuyên mục
XEM