Chạy bộ đem lại đủ lợi ích sức khỏe nhưng cũng có tác dụng phụ: Người mới bắt đầu nhất định phải chú ý

13/01/2021 14:22 PM | Sống

Chạy bộ giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức mạnh cho tim và mang lại cho bạn đôi chân tuyệt vời. Nhưng người mới bắt đầu chạy bộ cũng cần chuẩn bị để đón nhận những tác dụng phụ không mong đợi.

Chạy bộ đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch và mang lại cho bạn đôi chân tuyệt vời. Nhưng, nó cũng có một số tác dụng phụ kỳ lạ đối với cơ thể mà chúng ta nên biết.

1. Móng chân có thể bị đen

Móng chân bị đen thực sự là một điều rất phổ biến đối với những người chạy bộ, đặc biệt là khi bạn chạy những quãng đường dài hơn hoặc chạy thường xuyên hơn.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này có thể do giày bạn đi quá nhỏ làm móng chân tiếp xúc với mũi giày thường xuyên. Hành động này sẽ làm các mạch máu dưới móng chân bị vỡ ra, làm máu chảy tràn vào khu vực giữa giường ngón chân và móng chân, khiến nó trông có màu đen.

2. Da bị nứt nẻ, trầy xước

Một vấn đề phổ biến khác – da bị nứt nẻ, trầy xước - là do ma sát khi da của bạn cọ vào nhau hoặc cọ vào quần áo. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị phù hợp và quần áo vừa vặn cho mỗi buổi tập chạy. Bôi chất bôi trơn vào những bộ phận dễ bị ma sát như đùi trong, … và giữ ẩm cho da.

Khuyên bạn nên tắm càng sớm càng tốt sau khi chạy nếu bạn gặp trương hợp trên và dùng xà phòng diệt khuẩn để tránh nhiễm trùng. Bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng để bảo vệ vùng da bị đau.

 Chạy bộ đem lại đủ lợi ích sức khỏe nhưng cũng có tác dụng phụ: Người mới bắt đầu nhất định phải chú ý  - Ảnh 1.

3. Chân bị phồng rộp

Các vết phồng rộp là do ma sát giữa da với tất và giày trong khi chạy. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại giày của mình có vừa chân không. Để hạn chế vấn đề này, chúng ta có thể đi hai chiếc tất mỏng hơn là một đôi tất dày, như vậy ma sát sẽ xảy ra giữa các lớp tất thay vì chà sát với da.

4. Chân bị co giật sau khi chạy bộ

Nếu trong lúc nằm nghỉ ngơi sau khi chạy, cảm thấy chân mình liên tục co giật, đó có thể là dấu hiệu cho biết, bạn chưa bổ sung năng lượng cho cơ thể sau khi chạy. Chúng ta sẽ mất natri và canxi sau khi chạy. Đối với phụ nữ, đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết đang thiếu sắt. Do vậy, hãy đảm bảo cung cấp nguồn canxi (sữa, đậu, đậu lăng,...), muối và sắt đầy đủ trong bữa ăn sau khi chạy.

5. Bạn có thể sẽ bị đau hông

Nguyên nhân của đau hông là do cơ hoành - cơ điều khiển chuyển động thở. Khi bạn chạy, các dây chằng bị kéo căng ra, gây căng thẳng cho cơ hoành và gây đau. Để khắc phục vấn đề này, hãy chạy chậm lại và hít thở sâu, đều đặn.

6. Viêm đường hô hấp

Viêm hô hấp do tập thể dục là một vấn đề phổ biến đối với những người chạy bộ, đặc biệt là khi tập thể dục dưới trời lạnh hoặc ngoài trời. Nguyên nhân là do đường mũi bị kích thích, từ đó làm tăng sản xuất chất nhầy. Một số nhà khoa học cũng cho rằng, vấn đề này sẽ trở nên tồi tệ hơn do ô nhiễm. Nhìn chung, đây là vấn đề phổ biến, nhưng nếu nó thực sự gây khó chịu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

7. Ngực của bạn có thể bị chảy máu

Khi đổ mồ hôi, bạn sẽ để lại một lớp muối mài mòn trên ngực của bạn, muối này sẽ cọ xát vào áo phông khi bạn chạy. Đây không phải là chấn thương dành riêng cho nam giới, mà với phụ nữ, đây là dấu hiệu thông thường do áo ngực của bạn không vừa hoặc không được làm từ chất liệu hút ẩm tốt.

Nếu gặp vấn đề này, hãy đảm bảo rằng cơ thể luôn đủ nước khi chạy và sử dụng những vật dụng bảo hộ cần thiết.

8. Cảm nhận có vị kim loại trong miệng

Nguyên nhân thực sự của vấn đề này là do các tế bào hồng cầu bật ra và giải phóng sắt, có vị giống như kim loại. Đó thường là dấu hiệu cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ và nếu nó chỉ xảy ra một lần, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp vấn đề này, bạn nên gặp bác sĩ đa khoa để phòng tránh bất kỳ bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn có thể xảy ra.

9. Bạn thường cần đi vệ sinh gấp

Nếu bạn đã từng phải dừng lại giữa chừng để tìm nhà vệ sinh công cộng gần nhất, hãy yên tâm rằng, đây không phải vấn đề của riêng bạn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể ăn những thức ăn như bánh gạo và chuối thay vì những thức ăn có đường và caffein trước khi chạy.

10. Đùi bị ngứa sau vài phút chạy

 Chạy bộ đem lại đủ lợi ích sức khỏe nhưng cũng có tác dụng phụ: Người mới bắt đầu nhất định phải chú ý  - Ảnh 2.

Nguyên nhân của vấn đề này là phản ứng tự nhiên của da khi nóng lên do các mao mạch và động mạch nhanh chóng mở rộng và kích thích các dây thần kinh lân cận. Tuy nhiên, đối với một số người, đó là một phản ứng dị ứng được gọi là nổi mề đay do tập thể dục, có thể gây ngứa và đỏ bừng, phát ban và thậm chí là khó thở. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

11. Thời gian chạy tốt nhất của mỗi người không giống nhau

Đồng hồ sinh học của mỗi người được xác định một phần bởi di truyền và khá khó thay đổi. Có những người có nhiệt độ cơ thể thấp nhất sớm hơn (vào ban đêm), sẽ cho phép họ thức dậy với cơ thể ấm hơn và sẵn sàng chạy bộ. Mặt khác, như Matt Fitzgerald, đồng tác giả của The Runner’s Body: How the Scientific Science đã chỉ ra, cơ thể chúng ta thực sự mạnh mẽ nhất vào lúc chiều muộn.

12. Đau đầu gối

 Chạy bộ đem lại đủ lợi ích sức khỏe nhưng cũng có tác dụng phụ: Người mới bắt đầu nhất định phải chú ý  - Ảnh 3.

Khi bắt đầu chạy, bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ phía trước đầu gối, đau dưới và xung quanh xương bánh chè, đặc biệt là khi đi bộ lên cầu thang. Một vấn đề phổ biến phát sinh do chạy bộ là hiện tượng khớp gối có sự cọ sát, va chạm với các dây chằng và sụn quanh khớp gối gây ra các tiếng động.

Để hạn chế vấn đề này, bạn có thể chườm đá vùng đầu gối trước hoặc sau khi hoạt động để giảm viêm và đau; mang bó gối đỡ đầu gối có thể giảm căng thẳng cho khu vực này. Nếu các dấu hiệu nặng hơn nữa thì bạn nên đi khám để có thêm tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

13. Bị đau đầu trong hoặc sau khi chạy

Đau đầu do chạy bộ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân đơn giản là do mũ hoặc băng đô của bạn quá chật, hoặc nghiêm trọng là do căng cơ (đặc biệt là ở cổ và vai) và hydrat hóa kém. Luôn đảm bảo không quá căng và khom lưng khi chạy, và khi ở nhà, hãy thả lỏng các cơ cổ bằng cách nhẹ nhàng thả tai trái về phía vai trái và ngược lại.

14. Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân là tình trạng giãn hoặc rách dây chằng xung quanh khớp cổ chân tại vị trí phía trong mắt cá chân. Đây là một trong những chấn thương thể thao phổ biến nhất đối với những người chạy bộ. Những chấn thương cơ bản, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm đá tại vị trí sưng nề, mỗi lần chườm 20 - 30 phút, mỗi ngày chườm 3 - 4 lần. Dùng băng chun ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại.

Theo Runnersworld

Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM