Chân dung startup công nghệ bị 'ghét' nhất thung lũng Silicon
Được đặt theo tên của quả cầu ma thuật trong phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn", công ty này bị cả thung lũng Silicon ghét bỏ.
Hầu như kể từ khi Palantir Techonologies được thành lập vào năm 2003, những tranh cãi liên tục xảy ra. Công ty này được đặt theo tên của "quả cầu ma thuật" trong phim "Chúa tể những chiếc nhẫn".
Hoạt động của họ là tạo ra phần mềm giúp những tổ chức lớn có thể khai thác dữ liệu. Đây chính là điểm khiến mọi người cáo buộc Palantir vi phạm quyền riêng tư nhất là khi hoạt động kinh doanh của họ gắn liền với các cơ quan quân đội Mỹ và các tổ chức chính phủ.
Công ty bí ẩn
Được thành lập năm 2003 bởi Peter Thiel – một thành viên trong nhóm "Paypal Mafia" - tên gọi của một nhóm những cựu nhân viên của PayPal – công ty dịch vụ thanh toán IPO vào năm 2002 và sau đó được mua lại bởi eBay. Điều đáng nói là, những thành viên trong nhóm The PayPal Mafia này sau đó đa số (mà gần như là tất cả) đều trở thành nhà sáng lập hoặc đầu tư vào những công ty công nghệ giá trị bậc nhất thế giới.
Peter Thiel.
Ông cũng là thành viên hội đồng quản trị lâu năm của Facebook – người được cho là đã hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc tranh cử tổng thống của ôngTrump năm 2016. Xứ mệnh tuyên bố của Palantir là "biến phương tây, đặc biệt là Mỹ trở thành cường quốc hung mạnh nhất thế giới". Công ty này chào khách rằng họ có khả năng quản lý và bảo mật dữ liệu ở phạm vi khổng lồ.
Palantir cung cấp cho chính phủ và các tập đoàn những công cụ để giúp mọi thứ từ việc theo dõi sự lây lan nhanh chóng của virus corona, dò tìm các hoạt động khủng bố. Gần dây, công ty này được cho là đã giúp đỡ khá nhiều trong việc theo dõi Osama bin Laden.
Tuy nhiên, không có nhiều dữ liệu chính xác về những cách thức mà dịch vụ của họ sử dụng cũng như điều gì tạo ra những điều tiếng xấu về công ty. Chỉ có một điều rõ ràng nhất là duy trì mối quan hệ với chính phủ là yếu tố then chốt của công ty.
Trong những năm đầu tiên, Palantir đã gặp khó khăn để thuyết phục được các nhà đầu tư và khách hàng trước khi huy động được tiền từ một chi nhánh đầu tư của CIA. Kể từ đó, công ty đã bắt đầu làm việc với chính phủ Mỹ và một vài tổ chức khác ở thung lũng Silicon.
Trong năm 2017, CNN đã nói rằng Palantir đã giúp Sở cảnh sát Los Angeles phân tích dữ liệu để cơ quan này dễ dàng hơn trong việc theo dõi tội phạm nhưng nó cũng cho thấy cách công nghệ như của Palantir cung cấp những biện pháp giám sát chưa từng có.
Thậm chí, vào tháng 5 Karp đã thừa nhận trong một bài phỏng vấn với HBO rằng Palantir có những công nghệ "được sử dụng trong những trường hợp giết người".
17 năm kinh doanh làng nhàng, bỗng phất lên nhờ Covid-19
Palantir đã tăng doanh thu 25% lên 743 triệu USD nhưng thua lỗ 580 triệu USD vào năm 2019. Sự thua lỗ này đã được thu hẹp đáng kể trong nửa đầu năm 2020 khi công ty chỉ còn thua lỗ 165 triệu USD so với 280 triệu USD trong cùng kỳ giai đoạn vào năm ngoái trong khi doanh thu tăng 50%. Hiện Palantir được định giá 20 tỷ USD.
Nhìn chung, những phần mềm của Palantir phù hợp hoàn hảo với những thách thức được tạo ra bởi dịch Covid-19. Các công ty muốn biết đâu là điểm nóng và chính phủ cần liên tục đào bới những con số gồm cả dữ liệu về số giường trống trong bệnh viện, lượng máy máy thở cũng như nhiều thứ khác. "Covid-29 đã làm tăng sự hỗn loạn về dữ liệu với chính phủ. Palantir đã thổi bay sự hỗn loạn đó", theo PitchBook.
Cuối tháng 4, Văn phòng Sức khỏe và con người – cơ quan chịu trách nhiệm về việc phản ứng với đại dịch của Mỹ đã trao cho công ty này hợp đồng 21 triệu USD để thu thập dữ liệu và phân tích nền tảng như HHS Protect. Thỏa thuận này là một trong hơn 100 hợp đồng mà Palantir đạt được kể từ những ngày đầu đại dịch. Đây cũng là điểm mấu chốt khiến tình hình tài chính của công ty cải thiện đáng kể.
"Những thỏa thuận mới đều được ký kết qua zoom", các lãnh đạo công ty cho hay. Vì vậy tiềm năng công ty có lợi nhuận là rất lớn.
Kẻ thù của cả thung lũng Silicon
Thời gian gần đây, tranh cãi về Palantir lại nổi nên mạnh mẽ khi mà họ quyết định chuyển trụ sở ra khỏi thung lũng Silicon.
Trong một bài viết mới nhất của mình, thậm chí CEO Karp đã thẳng thắn chỉ trích cả Thung lũng Silicon: "Các kỹ sư của Silicon có thể thành thạo viết phần mềm, nhưng họ không hiểu về cách tổ chức xã hội hoặc những gì công lý cần. Công ty chúng tôi được thành lập ở Thung lũng Silicon nhưng chúng tôi không chia sẻ nhiều các giá trị cam kết trong lĩnh vực công nghệ".
Chưa dừng lại ở đó, Karp còn khẳng định tất cả các công ty công nghệ lớn ở Mỹ đều "làm ăn kinh doanh" với chính phủ Trung Quốc, mắc tội "phản quốc", hưởng lợi từ việc bán dữ liệu cá nhân của người dùng.