Chân dung nữ giảng viên Hà Nội "săn" 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm

10/09/2020 09:19 AM | Xã hội

Dù đã có công việc ổn định nhưng cô nàng 9X này vẫn không ngừng học tập để theo đuổi giấc mơ học trong ở trường ĐH số 1 thế giới.

Việc các bạn trẻ tuổi nhận được học bổng du học từ nhiều trường đại học không còn là chuyện hiếm, bởi học sinh thời nay vô cùng năng động và nhạy bén trong việc săn suất du học. Mới đây, cô nàng Trần Mỹ Ngọc (sinh năm 1998) đã giành 11 học bổng Thạc sĩ từ 7 ĐH Vương quốc Anh, trong đó có cả các trường top đầu như Oxford, York...

Đáng nói, Mỹ Ngọc đang có công việc ổn định, là giảng viên trẻ nhất tại ĐH FPT đồng thời là giáo viên tiếng Anh tại một trung tâm và trường liên cấp tại Hà Nội. Trước đó, 9X cũng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ học ứng dụng và Truyền thông tại ĐH Melbourne, trường top 1 tại Úc.

Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 1.

Chân dung cô nàng Trần Mỹ Ngọc - người vừa giành 11 học bổng Thạc sĩ từ 7 ĐH Vương quốc Anh, trong đó có cả các trường top đầu như Oxford, York...

Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 2.
Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 3.

Mỹ Ngọc sở hữu vẻ ngoài xinh xắn và thành tích học tập khủng.

Chia sẻ về quãng thời gian du học Úc, Mỹ Ngọc tâm sự: "Thời gian đầu, mình thực sự gặp khá nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ, văn hóa, tính chất ngành học. Vì ngành chính là ngôn ngữ học, phần lớn các bạn trong lớp đều biết ít nhất 4 thứ tiếng, kiến thức sâu. Để theo kịp, mình phải đọc hết phần chuẩn bị bài 2 lần trước mỗi buổi học, mà tới lớp vẫn chưa hiểu hết bài giảng".

Để sớm hòa nhập với cuộc sống du học sinh, Mỹ Ngọc không đi làm thêm quá nhiều mà tranh thủ thời gian rảnh để tới trường giúp thầy cô và bạn bè. Nhờ đó những lần ôn thi đáng ra rất áp lực phải thức đêm ăn ngủ trong thư viện đến 3 - 4h sáng nhưng hóa ra lại chứa đầy kỷ niệm học tập với nhau.

Sau khi tốt nghiệp bằng Giỏi của ĐH Melbourne, Mỹ Ngọc quay trở lại Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm việc. 9X thành thật thú nhận đã không tránh khỏi cảm giác áp lực khi các bạn trẻ bây giờ năng động khiến cô bạn bị khủng khoảng văn hóa về lối sống và suy nghĩ.

"Trở về sau 5 năm sống và làm việc ở Úc, mình trở về với tâm thế muốn tìm hiểu những môi trường giáo dục khác nhau, từ đó định hướng cụ thể tiềm năng ngành Ngôn ngữ học ở Việt Nam và hướng đi lâu dài cho mình. Thực ra quyết định học tiếp lên Thạc sĩ đã lâu, tuy nhiên vì đặc thù của ngành học về giáo dục coi trọng sự hiểu biết tường tận về nhiều hệ thống giáo dục khác nhau nên mình quyết định chọn Anh Quốc là điểm đến tiếp theo".

Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 4.

Sau khi suy nghĩ kỹ, cô nàng bắt tay ngay vào việc apply du học và lần lượt học bổng xuất sắc 40% của Đại học York, 50% học phí và hỗ trợ thêm tiền sinh hoạt của Đại học Northampton, 100% học phí của Đại học East Anglia, học bổng Think Big của trường Bristol và hỗ trợ 25% học phí của ĐH Oxford - ngôi trường top 1 thế giới theo bảng xếp hạng THE 2020...

Cô nàng chia sẻ bí quyết để có được thành tích học tập lẫn ngoại khóa đều xuất sắc: "Bí quyết của mình trong môi trường đại học, đặc biệt với du học sinh là sự chủ động trong mọi việc để quen được nhiều bạn mới cũng như tự sắp xếp được công việc của mình.

Điều khó khăn nhất trong bộ hồ sơ của mình là xin thư giới thiệu vì ĐH Oxford yêu cầu 3 thư, trong đó phải có 1 người từ chức vụ Trưởng khoa trở lên. Bên cạnh đó khi nhờ thầy cô cố vấn thì bạn sẽ không biết nội dung bên trong như thế nào. Do đó việc chọn người vô cùng quan trọng. Vậy nên mình luôn tận dụng tối đa các mối quan hệ đại học và cố gắng hỗ trợ mọi người trong khả năng cho phép.

Một điều nữa cũng cần lưu ý là điểm GPA vì khi xác định muốn nhận nguồn hỗ trợ tài chính lớn, điểm của bạn phải xuất sắc từ 3.6/4.0. Đối với trường Oxford thì điểm học tập phải tối thiểu 3.8 thì mới có cơ hội được nhận".

Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 5.

Điều mà Mỹ Ngọc tâm đắc nhất trong bộ hồ sơ của mình chính là bài luận khi đã làm nổi bật được mong muốn mạnh mẽ quay trở về quê hương đóng góp cho sự phát triển của công nghệ giáo dục. Đối với nước Anh, các trường thường chuộng bài luận quan tâm đến việc bạn vào trường làm gì, kế hoạch như thế nào.

"Mình bắt đầu viết từ tháng 3 và đầu tháng 5 nộp. Bài luận của mình chia làm 3 phần: Tại sao là ngành Ngôn ngữ học, tại sao mình chọn ngành này ở trường này và dự định của mình trong tương lai sau khi tốt nghiệp trường.

Về quy trình, mình viết hoàn chỉnh 1 bản rồi đọc lại và tự sửa trong 2 tuần. Sau đó tìm ra lỗi và xác định được bố cục trong bài rồi nhờ mọi người bắt đầu kiểm tra. Đó là những người sẽ vừa giúp bạn trau chuốt câu từ, đóng góp ý tưởng mà cũng có thể là người chưa du học để có ý kiến trung lập nhất.

Sau đó, mình tìm đến website Proof Reading để đăng ký sửa luận online. Nơi đây quy tụ những giám khảo là giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường nổi tiếng sẽ giúp mình sửa luận với chi phí khoảng 8 - 12 bảng Anh/lần (tương đương 240.000 - 360.000 đồng)".

Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 6.
Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 7.
Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 8.
Chân dung nữ giảng viên Hà Nội săn 11 suất học bổng, trở thành tân sinh viên Đại học số 1 thế giới chỉ trong 1 năm - Ảnh 9.

Nhờ sự đầu tư bài bản, Mỹ Ngọc đã trở thành tân sinh viên của trường ĐH số 1 thế giới. 8X chia sẻ dự định muốn mở một ngôi trường liên cấp, "nơi những triết lý giáo dục, những kiến thức kỹ năng của mình trong suốt những năm tháng đi học và rèn luyện được truyền đạt lại cho học sinh".

(Ảnh: NVCC)

Vân Trang

Cùng chuyên mục
XEM