Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm "nghề cứu người": Nghề bác sĩ là để cho đi!

31/12/2020 10:25 AM | Sống

"Tôi sẵn sàng ôm bệnh nhân vào lòng như người thân của mình. Tôi không muốn nói nhiều mà muốn dùng những hành động nhỏ bé để ít ra các bệnh nhân cảm thấy họ được động viên", bác sĩ trẻ Dương Minh Tuấn tâm sự.

Bác sĩ Dương Minh Tuấn (1991) là một bác sĩ trẻ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện anh đang trong thời gian đi tình nguyện 3 năm tại Bệnh viện huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Bác sĩ Dương Minh Tuấn cũng là một cây bút với nhiều bài viết gây bão mạng xã hội… Các bài viết của anh đã được tập hợp và xuất bản thành 2 cuốn sách với tựa đề: Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể, Những đứa trẻ không bao giờ lớn.

 Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm nghề cứu người: Nghề bác sĩ là để cho đi!  - Ảnh 1.

Trong các bài viết của mình, bác sĩ Tuấn rất hay nhắc tới bố. B là ngưi tác đng thế nào đến tính cách và con ngưi ca anh?

Bố tôi là một người làm kinh doanh. Ông đi vắng suốt, ít khi về nhà. Mặc dù đã làm việc ở cơ quan nhưng về nhà, ông vẫn dành thời gian để cho thuê quạt điện, máy bơm để kiếm tiền công. Mỗi khi sửa đồ đạc, bố đều chỉ cho tôi rằng, bố mẹ luôn nỗ lực để kiếm từng đồng tiền nhỏ để nuôi con, nên các con cần cố gắng để sau này thành người và có thể hỗ trợ bố mẹ.

Tôi học được ở bố cả tình thương dành cho con người nữa. Mặc dù doanh nghiệp của gia đình cũng làm ăn được, nhưng hầu hết bố tôi dành nhiều tiền để đi làm từ thiện như xây đường sá ở những vùng xa xôi khó khăn. Khi bố tôi qua đời vào dịp Tết năm 2015, những người ở phương xa tới phúng viếng xếp hàng dài tới 3 cây số.

Tôi không ngờ rằng có những người từ xa xôi cũng đến tiễn bố và kể lại những công việc thầm lặng mà bố đã làm. Phần lớn những bài học tôi học được từ bố lại đến sau khi bố ra đi. Bố tôi đã sống đúng theo cách để người khác nói về mình.

 Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm nghề cứu người: Nghề bác sĩ là để cho đi!  - Ảnh 2.

Sự ra đi của bố nh hưng đến cuc sng ca anh thế nào?

Bố tôi mất vào dịp Tết 2015-2016. Bố tôi đi rất đột ngột vì nhồi máu cơ tim. Tôi vừa mới ra trực về, bố gọi điện dặn tôi đặt vé để hôm sau cả nhà cùng đi nghe nhạc. Tôi làm xong thì về nhà ngủ. Khi tỉnh dậy thì được mọi người báo tin rằng bố đã đi rồi.

Đó như một cú sốc, khiến con người tôi khởi động lại từ đầu. Bởi trước đó, tôi là người sống theo bản năng, ý thích cá nhân. Sự ra đi của bố khiến tôi chợt tỉnh ngộ: mình không thể sống thế này được. Bởi nếu mình cứ sống như mình mong muốn nhưng những người thân yêu không thể ở bên cạnh mình mãi được. Tôi nhận ra mình cần phải dừng lại và lắng nghe mọi người nhiều hơn.

Vậy còn mẹ anh thì sao?

Từ nhỏ tôi đã có thiên hướng năng khiếu về âm nhạc, văn chương, nhưng mẹ luôn khuyên là con trai thì nên học toán học lý cho mạnh mẽ. Và tôi cứ thế nghe theo lời định hướng của mẹ.

Đến khi học đại học, tôi đam mê nghệ thuật nên quyết định thử học thanh nhạc trong 6 năm và có ý định rẽ sang con đường nghệ thuật. Tuy nhiên, một lần nữa mẹ tôi lại khuyên: Đã bắt đầu thì con hãy đi nốt con đường 6 năm học y. Rồi sau đó, mẹ tôn trọng lựa chọn của con".

Thực ra, bởi vì một áp lực vô hình từ mẹ như thế nên tôi với mẹ khắc khẩu. Sau biến cố bố mất, tôi vào làm việc tại Sài Gòn 2 năm. Sau hơn 2 năm, tôi ngẫm ra rằng, giữa tôi và mẹ nhất định cần một cuộc nói chuyện thẳng thắn như những người bạn để thấu hiểu lẫn nhau. Đó như một bước ngoặt lần nữa giúp tôi và mẹ trở thành 2 người bạn thực sự, có thể chia sẻ và tự nhiên nói ‘yêu mẹ mà không ngượng gạo nữa’.

Tôi đã hiểu rằng, chính mình cũng phải có lúc ngồi lại và thử nhìn mọi thứ ở vị trí của bố mẹ chứ không phải luôn cho cái tôi của mình là nhất. Bố mẹ phải hiểu con nhưng con cái cũng cần phải hiểu bố mẹ nữa.

 Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm nghề cứu người: Nghề bác sĩ là để cho đi!  - Ảnh 3.
 Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm nghề cứu người: Nghề bác sĩ là để cho đi!  - Ảnh 4.

Lựa chọn làm bác sĩ tình nguyện ở một vùng núi khó khăn, anh gặp những áp lực gì trong công việc?

Mẹ tôi lo lắng vì tôi đi tới một vùng khó khăn, xa xôi. Nhưng tôi cho rằng, đó là con đường mình lựa chọn, dù ở đâu, khó khăn thế nào tôi không ngừng học hỏi thì sẽ vượt qua tất cả. Sau 1 năm xa nhà, tôi đã chứng minh được lựa chọn của mình là đúng.

Làm việc ở vùng núi xa xôi, ban đầu tôi gặp khá nhiều khó khăn khi môi trường làm việc không như ý, người dân có tư tưởng khác biệt khiến tôi cảm thấy ức chế, cảm thấy bản thân dường như lạc đường.

Khi đó, chính sự động viên, những câu chuyện của mẹ về những khó khăn mẹ đã vượt qua từ khi còn là công nhân đã khiến tôi thêm vững tin. Khi đó tôi hiểu ra, những khó khăn mình gặp phải không là gì cả, điều quan trọng là bản thân mình đã đối mặt và xoay chuyển như thế nào để vượt qua, đạt được mục đích của mình.

Những áp lực của công việc có khi nào khiến anh chùn bước?

Trong nghề y, rất hiếm bác sĩ nào thành công mà chưa từng có những sai sót. Bản thân tôi cũng từng nhiều sai sót, có những sai sót ảnh hưởng tới sinh mạng bệnh nhân. Nhưng sau những lần như vậy, thay vì buồn bã, ủ rũ, gục ngã, tôi nghĩ lại những khoảnh khắc biến cố lớn nhất của đời mình như lúc bố mất. Hay giây phút chứng kiến bệnh nhân mình cấp cứu không qua khỏi, trong khoảnh khắc đó, một ông bố không quen biết gì chạy tới chia sẻ về hạnh phúc khi vừa được đón con chào đời sau ca mổ đẻ khó.

Tự nhiên tôi nhận ra, nghề bác sĩ có thể chữa được bệnh, nhưng không thể chữa được mệnh cho mọi người. Đến lúc người ta phải đi thì họ sẽ đi. Ở đây vừa có sự mất đi thì ở một nơi khác lại có một sự sống đâm chồi nảy lộc. Nhìn vào những thứ tích cực sẽ giúp tôi có tự tin để tiếp tục.

Anh thường chia sẻ quan điểm về nghề bác sĩ trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Những đồng nghiệp phản ứng thế nào về những điều anh chia sẻ?

Trong cuộc sống, mỗi người có một quan điểm. Những điều tôi chia sẻ trên mạng xã hội về ngành y, nghề bác sĩ chắc cũng được 50/50, cũng có người đồng tình và cũng có người không. Tuy nhiên, những người không đồng tình đấy cũng chia sẻ những quan điểm, góc nhìn của họ mà tôi cũng nhìn nhận và tiếp thu và thay đổi nếu phù hợp.

Nhiều người nghĩ rằng thu nhập của bác sĩ rất tốt, đối với anh thì sao?

Đối với tôi, thu nhập không như người ta nói. Thực ra, lương của tôi khi đi tình nguyện ở vùng sâu vùng xa đã từng chỉ có 2,8 triệu/tháng, không có trợ cấp nào cả và tôi không phải người duy nhất đi tình nguyện như vậy. Bởi thế tôi cũng rất mong có những thay đổi trong ngành y để các y bác sĩ được cải thiện cuộc sống tốt hơn.

Tôi từng chia sẻ một bài viết rằng: "Phải có máu điên mới cho con học bác sĩ ở Việt Nam" và nhấn mạnh rằng, thường những người học y lâu dài thường là gia đình có điều kiện. Bởi khi không có điều kiện, đồng tiền có thể chi phối và khiến họ quên mất rằng họ là một bác sĩ. Họ làm ngành y như làm kinh tế, dịch vụ để kiếm tiền.

Tôi quan niệm rằng, tôi làm bác sĩ không phải để kiếm tiền từ người bệnh. Nghề y là nghề để cho đi. Sau này, tôi có dự định sẽ mở một quán cà phê hoặc kinh doanh một cửa hàng nhỏ của riêng mình để trang trải cuộc sống. Còn nghề bác sĩ là để cứu người.

Tiền bối nào trong ngành tác động lớn nhất anh?

Đó là bác sĩ Phạm Hữu Thái, một người anh đồng nghiệp khi tôi làm việc tại bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, TP Hồ Chí Minh. Anh là một trong những người tiền bối chỉ dẫn tôi nhiều điều và người đầu tiên tin tưởng, để tôi tự làm rất nhiều thứ.

Khi làm việc cùng anh, có những lần tôi mắc lỗi khi điều trị, nhưng chính anh là người đã chịu trách nhiệm thay tôi. "Anh tin tưởng và để em làm, bởi thế lỗi là do anh. Khi ở trường học, những gì trước mắt em là điểm số. Khi ra đời, trước mắt em là tính mạng con người. Khi có chứng chỉ hành nghề bác sĩ, chính em sẽ phải chịu trách nhiệm cho những sinh mạng mà mình cứu chữa. Hãy luôn ghi nhớ và học hỏi tích cực". Đó là những lời dạy tôi luôn khắc ghi.

 Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm nghề cứu người: Nghề bác sĩ là để cho đi!  - Ảnh 5.

Con người trong công việc và con người trong cuộc sống của anh có khác nhau không?

Đó là 2 con người khác nhau nhiều. Trong công việc, tôi là một người rất khó tính, rất kỹ tính từ những việc nhỏ khi điều trị cho bệnh nhân. Tôi vẫn tâm niệm bài học từ một người thầy trong ngành: Hãy làm tốt nhất từ những việc nhỏ nhất, dù đó là đo huyết áp cho bệnh nhân hay công việc tiêm, truyền… Khi đó, bạn có thể làm tốt mọi việc khác.

Còn bên ngoài công việc, tôi là một người có chút bốc đồng, bay bổng.

Trong mối quan hệ đối với các bệnh nhân thì sao, thưa bác sĩ?

 Chân dung bác sĩ trẻ 9X và câu chuyện làm nghề cứu người: Nghề bác sĩ là để cho đi!  - Ảnh 6.

Tôi cho rằng, tâm lý tác động rất nhiều tới hiệu quả chữa bệnh. Nghĩa là khi bác sĩ tạo cho người bệnh giác tin tưởng, dễ chịu thì khi ấy việc chữa bệnh của mình sẽ đạt hiệu quả tốt. Bởi thế khi gặp bệnh nhân tôi thường tạo ra một không khí thoải mái, gọi họ thân thiết như người thân, hỏi thăm họ đủ thứ trong cuộc sống trước khi khám bệnh. Bởi vậy, các bệnh nhân thường coi tôi như một người thân trong gia đình.

Tôi sẵn sàng ôm bệnh nhân vào lòng như người thân của mình. Tôi từng ôm một bệnh nhân nữ ngay khi cô được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn cuối và nói: "Con sẽ truyền thêm năng lượng cho cô". Tôi không muốn nói nhiều mà muốn dùng những hành động nhỏ bé để ít ra các bệnh nhân cảm thấy họ được động viên.

Anh luôn chia sẻ sự hài hước, vui vẻ tới mọi người. Về bản thân, anh vẫn luôn là người lạc quan chứ?

Tôi là một người luôn luôn lạc quan. Đó là điều tôi đúc kết lại sau những trải nghiệm của bản thân về cuộc sống với nhiều biến cố, thăng trầm… Tôi nhận ra rằng, buồn chán không để làm gì… Tôi không bao giờ để sự buồn chán, sự suy nghĩ kéo dài quá một ngày. Bước sang ngày mới, tôi sẽ "refresh" lại bản thân.

Theo anh, sự luân chuyển niềm vui và nỗi buồn có vai trò thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Tôi đọc khá nhiều về Phật giáo. Tôi cho rằng, con người nên dung hòa mọi thứ trong cuộc sống. Không nhất thiết phải quá vui hay quá buồn. Niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như nắng và mưa, luân phiên nhau. Khi bạn buồn, bạn sẽ biết trân trọng niềm vui hơn và ngược lại.

Sự lạc quan phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Bởi mỗi người với trải nghiệm của mình sẽ tự học được những bài học của riêng mình, tìm ra được hạnh phúc của bản thân.

Là một bác sĩ, chứng kiến sự mong manh giữa sinh và tử, tôi nhận ra sống chết là vô thường. Tại sao phải lo lắng, suy nghĩ về quá khứ, tương lai nhiều làm gì. Hãy đối mặt và trân trọng hiện tại của bạn, khi đó bạn sẽ tìm được sự lạc quan…

Là một bác sĩ trẻ, đang tình nguyện ở vùng núi khó khăn, anh có ấp ủ điều gì trên con đường mình đang đi?

Tôi là một bác sĩ trẻ và vẫn còn quá nhỏ bé để nói tới những điều lớn lao về phát triển chuyên môn. Bởi vậy, tôi quyết định sẽ đi sâu hơn về mảng đời sống. Ví dụ như trong đợt lũ vừa rồi, tôi đã kêu gọi được các nhà hảo tâm để hỗ trợ các bệnh nhân có bữa ăn miễn phí, hỗ trợ xây thêm các máy lọc nước nóng lạnh trong bệnh viện… Và dự định sắp tới là tôi muốn có thể xây được một sân chơi cho trẻ em ở vùng mà tôi đang làm việc.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Bài: Thiên An - Thiết kế: Hoài Linh

Cùng chuyên mục
XEM