CEO MedGroup: Trung bình mỗi ngày chúng tôi xét nghiệm 20.000 - 40.000 mẫu, gấp 5 lần công suất bình thường, không có sự hỗ trợ của công nghệ thì khó tồn tại đến giờ này

24/08/2021 09:30 AM | Kinh doanh

Theo ông Nguyễn Trí Anh, MedGroup vừa đại diện cho hệ thống y tế, vừa đại diện cho doanh nghiệp, điều quan trọng nhất lúc này là phải phân bổ nhân lực hiệu quả, tuân thủ chỉ thị phòng dịch mà vẫn phải đủ người để tham gia chống dịch.

MED GROUP có tiền thân là một Phòng Xét nghiệm lâm sàng tổng hợp thành lập ngày 6/3/1996, với nhân lực chỉ có 3 cán bộ, thiết bị chủ yếu làm bằng tay và bán tự động. Năm 2002, Trung tâm Xét nghiệm thuộc Công ty Công nghệ và Xét nghiệm Y học (Medical Laboratory And Technology Company, viết tắt là MEDLATEC) được thành lập tại số 38 Châu Long, Hà Nội. Năm 2012, Bộ Y tế cấp phép Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tại 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

Đến nay, MED GROUP đã mở rộng chuỗi văn phòng phủ khắp nội, ngoại thành Hà Nội và chi nhánh trải dài khắp cả nước. Tính đến tháng 3/2021, MED GROUP đã có mặt 48 tỉnh thành và 17 văn phòng tại Hà Nội.

Trong đợt dịch xuất hiện tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đưa ra chỉ tiêu phải hoàn thành lấy 800.000 mẫu xét nghiệm trong 3 ngày 18-20/8/2021 ở giai đoạn II của chiến dịch sàng lọc mẫu xét nghiệm COVID-19 cộng đồng để kịp thời đánh giá nguy cơ sau khi có kết quả xét nghiệm diện rộng, Melatec được phân công lấy 130.000/800.000 mẫu xét nghiệm.

Bên cạnh đó, bệnh viện cam kết trả kết quả xét nghiệm trong 24h theo quy định của Sở Y tế. Để nhanh chóng có kết quả xét nghiệm, hệ thống máy tự động tại Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đã chạy liên tục 24/24h, với công suất lên tới 5.000 mẫu đơn, tương đương 50.000 mẫu gộp 10/ngày để đảm bảo thời gian trả kết quả. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truy vết các F0 trong cộng đồng, từ đó tránh lây lan và kiểm soát dịch bệnh tốt nhất.

CEO MedGroup: Trung bình mỗi ngày chúng tôi xét nghiệm 20.000 - 40.000 mẫu, gấp 5 lần công suất bình thường, không có sự hỗ trợ của công nghệ thì khó tồn tại đến giờ này - Ảnh 1.

Điểm lấy mẫu xét nghiệm tại số 1 Trần Huy Liệu, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Tại toạ đàm "Doanh nghiệp xanh", nằm trong chương trình hội thảo trực tuyến "FPT eCovax – Liệu pháp số vượt dịch cho doanh nghiệp" do FPT tổ chức, ông Nguyễn Trí Anh, Tổng giám đốc MED-GROUP đã chia sẻ việc áp dụng công nghệ để xử lý khối công việc khổng lồ trong đại dịch.

Theo ông Trí Anh, MEDGROUP hoạt động chính trong lĩnh vực y tế và nhất là xét nghiệm, hiện tại đóng vai trò tuyến đầu chống dịch. Số lượng khách hàng của Medlatec tăng đột biến.

"Có 2 khó khăn mà chúng tôi phải đối diện, thứ nhất là phải đảm bảo an toàn cho cả người lao động, lực lượng y bác sỹ cũng như các khách hàng/bệnh nhân. Thứ hai là tổ chức hoạt động thông suốt, hiệu quả khi khối lượng công việc tăng đột biến.

Nếu không có sự hỗ trợ từ công nghệ thì chúng tôi cũng khó tồn tại đến giờ phút này. Ngay cả khi đã tiến hành chuyển đổi số và áp dụng công nghệ, thì áp lực lên hệ thống vẫn lớn, trung bình một ngày chúng tôi xét nghiệm 20.000 – 40.000 mẫu, gấp 5 lần công suất bình thường. Chưa kể sẽ có thêm 20.000 mẫu xét nghiệm khác tại các địa phương", CEO MedGroup chia sẻ.

Theo ông Trí Anh, MedGroup vừa đại diện cho hệ thống y tế, vừa đại diện cho doanh nghiệp, điều quan trọng nhất lúc này là phải phân bổ nhân lực hiệu quả, tuân thủ chỉ thị phòng dịch mà vẫn phải đủ người để tham gia chống dịch.

Khi dịch bệnh ngày càng căng thẳng, CEO MedGroup tin rằng nhờ áp dụng công nghệ từ sớm mà hệ thống của MedGroup mới có thể xử lý một khối lượng công việc khổng lồ đến vậy. Hiện tại, các giải pháp mà tập đoàn đang áp dụng bao gồm:

(i) Triển khai mạnh mẽ hơn nền tảng MeDOn: Đây là ứng dụng triển khai cho khách hàng đăng ký khám chữa bệnh. Khách hàng có thể đăng ký qua ứng dụng, sau đó đến đúng giờ, đúng địa điểm là có thể khám chữa bệnh, đảm bảo tuân thủ 5K.

(ii) Quản trị bằng nền tảng và các nhóm giải pháp ERP, CRM, Office 365: đưa văn bản khuyến nghị nhanh, kịp thời, realtime, không còn nhiều cuộc găp offline.

(iii) Báo cáo tình hình kinh doanh bằng ERP để phân bổ nguồn lực con người và tài chính hợp lý. Hiện tại, cần chuẩn bị rất kỹ trong nhiều công đoạn.

(iv) Xây dựng DC (data centre) để tập trung toàn bộ dữ liệu toàn quốc về và bảo vệ dữ liệu, bảo mật… Dữ liệu đã tập trung mà không lo bảo mật, nhất là tại ngành y tế thì sẽ có những hậu quả khôn lường.

Châu Cao

Cùng chuyên mục
XEM