Vì sao các doanh nghiệp Mỹ lần lượt "rời bỏ quê hương"?

22/08/2015 09:49 AM | Kinh doanh

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm cách sáp nhập với các công ty nước ngoài và rút trụ sở sang một nước thứ ba. Nguyên nhân gì ẩn sau sự ra đi này?

Các công ty Mỹ đang tiến hành chuyển dịch. Ngày 6/8 vừa qua, công ty CF, một nhà sản xuất phân bón và tập đoàn Coca-Cola đồng loạt công bố kế hoạch chuyển trụ sở sang Anh sau khi chính thức hợp nhất với các công ty không thuộc Mỹ.

Năm ngày sau, Terex, chuyên sản xuất các loại cần trục, tuyên bố sáp nhập, chuyển toàn bộ trụ sở hợp pháp của công ty từ Westport, bang Connecticut tới thị trấn nhỏ bé Hyvinkää của Phần Lan. Vậy lý do gì khiến hàng loạt công ty Mỹ dịch chuyển ra nước ngoài như vậy?

Trong hơn 30 năm qua, các công ty, đặc biệt là công ty của Mỹ, đang dần hợp nhất với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc thâu tóm toàn bộ đối tác với mục đích dịch chuyển các cơ sở đóng thuế ra nước ngoài.

Hoạt động này bắt đầu từ năm 1982 khi công ty xây dựng McDermott “chơi trội” bằng cách chuyển trụ sở từ New Orleans sang Panama, nơi có công ty con của McDermott. Kể từ đó, hình thức được gọi là “chuyển đổi doanh nghiệp” này đã thu hút rất nhiều các công ty Mỹ tham gia nhằm gia tăng doanh thu ở nước ngoài với mục đích giảm tải các hóa đơn thuế trong nước.

Sự chuyển đổi này có thể không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của công ty, tuy nhiên bằng việc thay đổi quốc gia đánh thuế, nó có thể tạo ra một lối thoát cho các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là nước Mỹ sẽ bị giảm đáng kể doanh thu, vì vậy chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn các công ty “vượt biên” và mang lợi nhuận đi cùng.

Để tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp thành công, công thức nghe có vẻ đơn giản. Khi công ty A (có trụ sở ở Mỹ) thu nạp công ty B (trụ sở ở Ireland), các nhà quản lý của doanh nghiệp hợp nhất A+B cần phải chọn một nơi làm địa điểm cố định.

Nếu họ chọn Mỹ, họ sẽ phải đóng một khoản thuế sáp nhập tương đối cao, lên đến 39%, trên tổng số toàn bộ lợi nhuận ở nước ngoài mà công ty này đưa về nước và mức thu đó được Sở thuế lợi tức Mỹ đánh ở mức toàn cầu.

Nếu họ chọn Ireland, họ sẽ chỉ phải trả mức thuế thấp hơn rất nhiều, là 12,5% tổng lợi nhuận kiếm được ở đất nước này, tuy nhiên, điều đáng nói là mức thuế này chỉ áp dụng cho phần lãi của công ty con ở nước ngoài vì Ireland, cũng giống như hầu hết các nước khác, đánh thuế dựa trên nền tảng lãnh thổ. Điều đó có nghĩa là, công ty này vẫn phải trả khoản thuế 39% nếu lợi nhuận làm ra từ Mỹ, 20% nếu có doanh thu từ Anh hoặc 0% nếu kiếm tiền ở Bermuda.

Lựa chọn thứ ba là tìm một nước trung lập, như Vương quốc Anh hay Hà Lan, vốn có tỉ suất đánh thuế thấp nhất. Một vài công ty toàn cầu đã lựa chọn ở lại Mỹ chủ yếu vì người tiêu dùng trong nước. Năm ngoái, ông chủ của Walgreen đã hủy bỏ kế hoạch tịnh tiến sang châu Âu sau khi bị khách hàng kêu gọi tẩy chay. Sở thuế lợi tức Mỹ cũng đã thành công trong việc thắt chặt một số luật lệ bắt đầu từ tháng 9 tới, điều này sẽ khiến cho các công ty Mỹ gặp khó khăn hơn nếu muốn chuyển dịch ra nước ngoài.

Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần gây khó dễ cho các doanh nghiệp bằng luật pháp thì chưa phải là cách giải quyết thỏa đáng. Ngược lại, nó còn khiến các công ty Mỹ như bị “cắt gân chân” và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Điều này đã thực sự xảy ra khi các tài sản Mỹ, trị giá tới 315 tỷ USD đã bị các nhà đầu tư nước ngoài hâu tóm trong năm qua. Nếu như mã thuế của Mỹ vẫn đứng ngoài trật tự còn lại của thế giới thì các công ty của nước này vẫn sẽ tìm mọi cách để “bơi” đến một vùng đất hứa hẹn hơn, dù cho Sở thuế lợi tức có thích điều đó hay không.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin của The Economist, đây là một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành hàng tuần, The Economist được sở hữu bởi The Economist Newspaper Ltd, thành lập năm 1843. Ấn bản này dành sự ủng hộ cho thương mại tự do, toàn cầu hóa, sức mạnh của chính phủ và chi tiêu cho giáo dục.

Theo Tuệ Minh

Cùng chuyên mục
XEM