Vì sao các công ty lâu đời nhất thế giới đều ở Nhật Bản?

28/10/2014 16:13 PM | Kinh doanh

Đa phần các công ty lâu đời nhất tại Nhật Bản như Sumitomo, Nintendo đều hoạt động theo kiểu gia đình.

Hệ thống khách sạn hoạt động lâu đời nhất trên thế giới không phải ở Paris, London hay Rome. Theo Sách kỷ lục Guinness thế giới, nó nằm ở Yamanashi, Nhật Bản: Khách sạn suối nước nóng có tên gọi là Nisiyama Onsen Keiunkan đã tồn tại từ năm 705. Một hệ thống khách sạn lâu đời thứ hai tại Nhật Bản là Hoshi Ryokan, thành lập năm 718.

Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ có 2 khách sạn lâu đời nhất thế giới. Quốc gia này là quê hương của rất nhiều thứ “có tuổi” khác. Sudo Honke, nhà sản xuất bia lâu đời nhất thế giới có từ năm 1141. Trước khi bị xáo trộn vào năm 2006, gia đình kinh doanh lâu đời nhất trên thế giới được biết đến là Kongo Gumi cũng tại Nhật Bản. Đây là công ty chuyên xây dựng đền, chùa và đã hoạt động trong hơn 14 thế kỷ.

Danh sách còn tiếp tục, bao gồm cả Yamanashi Prefecture Company, công ty sản xuất hàng hóa cho đền, chùa và quần áo cho các sư thầy thành lập từ năm 1024. Ichimojiya Wasuke, công ty bánh kẹo lâu đời nhất của Nhật Bản được thành lập vào năm 1000...

Vậy bí quyết "sống thọ" của các công ty Nhật Bản là gì?

Bề ngoài, không ngạc nhiên khi một đất nước già với nền kinh tế già là quê hương của rất nhiều doanh nghiệp "có thâm niên". Có một điểm chung là các công ty này đều được sở hữu bởi gia đình hoặc địa phương. Điển hình như công ty bia và các quán trọ kể trên được thành lập để phục vụ các thương gia trong thế kỷ thứ 8 trải dài từ Tokyo đến Kyoto.

"Thậm chí trước khi trở thành quốc gia “không phương Tây” đầu tiên, không đạo Cơ đốc để công nghiệp hóa vào năm 1870. Nhật Bản được biết đến có kinh tế nông nghiệp phát triển rất tốt với dân số đô thị hợp thời. Tầng lớp dân số này cung cấp một cơ sở người tiêu dùng mạnh mẽ, giúp các công ty phát triển tốt”, theo Hugh Patrick, giám đốc Trung tâm kinh tế và kinh doanh Nhật Bản thuộc trường kinh doanh Columbia.

Tuy nhiên, vấn đề kể trên chỉ giải thích được tại sao các công ty kể trên được thành lập từ rất sớm chứ chưa chỉ ra được nguyên nhân và cách quản lý như thế nào đã giúp họ tồn tại lâu đến vậy.Theo David Weinstein, giáo sư về kinh tế Nhật Bản tại đại học Columbia, một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến điều này là quyền của người con trưởng. Lý do là bởi người con trai lớn nhất trong gia đình được thừa hưởng tất cả tài sản của gia tộc và những công ty tại Nhật có thể được chuyển toàn bộ cho một thành viên duy nhất. 

Mặc dù, quyền con trưởng đã dần bớt đi trong thế kỷ 20, người sở hữu các công ty tại Nhật vẫn thường để lại công ty của họ cho người thừa kế duy nhất mặc dù công việc kinh doanh vẫn được hỗ trợ bởi các thành viên trong gia đình và người lớn tuổi. Thậm chí, họ nhận nuôi người nối dõi và đào tạo thành người đứng đầu hợp pháp điều hành công ty và sau đó tiếp tục thừa kế cho thế hệ sau.

Nghiên cứu cho thấy rằng, những công ty hoạt động bằng cách nhận nuôi người nối dõi thường hoạt động tốt hơn những công ty được điều hành bởi người nối dõi chính thống và cả 2 loại trên đều hoạt động tốt hơn doanh nghiệp không hoạt động theo dạng gia đình.

Chính vì vậy, việc truyền dòng máu mới vào những doanh nghiêp gia đình tại Nhật Bản là cần thiết để chắc chắn rằng các công ty "có tuổi" giống như trên tiếp tục phát triển. Weinstein chỉ ra ví dụ hùng hồn của Sumitomo và Mitsui, cả hai đã có tuổi đời tính bằng thế kỷ đã sáp nhập và trở thành công ty đa quốc gia SMBC - ngân hàng lớn thứ hai tại Nhật Bản. Có lẽ nổi tiếng nhất phải kể đến Nintendo, công ty này khởi đầu là một nhà sản xuất thẻ chơi game vào năm 1800 và quản lý để biến hóa thành công ty hàng tiêu dùng điện tử hàng đầu và vẫn tiếp tục được sở hữu bởi gia đình.

Hugh Whittaker đến từ Viện nghiên cứu Nissan của Nhật Bản tại đại học Oxford nói rằng các doanh nghiệp này đang gặp phải vướng mắc từ nhiều thế kỷ nay để tìm ra sự cân bằng giữa sự tiếp tục và đổi mới. “Logic làm kinh doanh tại Nhật Bản là logic của sự cam kết chứ không phải lựa chọn”, Whittaker nhận xét.

Nói cách khác, văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản không bị ám ảnh bởi những báo cáo hàng quý. Doanh nghiệp được sở hữu bởi gia đình thường bền bỉ hơn rất nhiều.

>> 5 phép xã giao nhất định phải biết khi tới Nhật Bản

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM