Thương mại điện tử ở châu Phi: Dễ dàng lên ngôi đầu, chỉ khó thu lợi nhuận

23/03/2015 09:08 AM | Kinh doanh

Nếu một công ty bỏ ra 100 triệu USD, họ chắc chắn sẽ trở thành người đứng đầu về thương mại điện tử. Nhưng sau đó sẽ là gì?

Tín hiệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây của châu Phi và tỷ lệ dân số trẻ tăng lên đang báo hiệu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tiềm năng tại châu lục này. Các chiến lược điển hình để chiếm lĩnh thị trường này thường là thiết lập các công ty mới với mô hình kinh doanh được áp dụng theo các mô hình hiện có của các nước phương Tây. Nhưng đối với lĩnh vực thương mại điện tử, việc áp dụng các mô hình start-up không phải là điều dễ dàng.

Năm 2010, công ty của tôi đã xây dựng một kho ứng dụng, sau đó chúng tôi đã thiết lập thêm một kho ứng dụng lớn mang tính địa phương hóa để cung cấp nền tảng tiếp cận người dùng châu Phi kể từ khi kho ứng dụng Google Play có một số hạn chế với khu vực này.

Công ty đã theo đuổi dự án này với nền tảng gây quỹ từ cộng đồng và thậm chí họ còn mở một trang web thương mại điện tử kinh doanh các bộ thiết kiết điện tử với sự hợp tác với các hãng sản xuất khổng lồ của Mỹ như Altera và Microchip. Trong khi việc kinh doanh online mới chỉ hé lộ đôi chút, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng con đường dẫn đến lợi nhuận sẽ rất dài và quanh co, đòi hỏi sự đầu tư liên tục và ổn định. Cuối cùng, chúng tôi đã đóng cửa dự án đó.

Doanh nghiệp của tôi không phải là những người duy nhất thất bại. Các “đại gia” địa phương lâu lăm như trang kinh doanh thương mại điện tử Kalahari, công ty quảng cáo InMobi, và hãng kinh doanh trực tuyến Mocality cũng đang kinh hoanh thất bát và phải tái định vị, tổ chức lại hoặc đóng cửa.

Với các mảng kinh doanh liên quan nhiều đến thương mại điện tử, Naspers, một đế chế về truyền thông và internet tại châu Phi, đã phải thốt lên về sự sụp đổ của một loạt các hãng trong ngành là "một ngày buồn cho ngành thương mại điện tử" ở châu Phi và trích dẫn nguyên nhân "không có lợi nhuận" như một lý do về sự sụp đổ đó.

Sự thật là việc kinh doanh qua mạng internet ở châu Phi đang đi lệch khỏi những gì nó được kỳ vọng sẽ mang lại như ở phương Tây. Sự quá lạc quan về thị trường châu Phi đã làm mờ đi nhận thức về một số thách thức căn bản mà bất kỳ ai muốn kinh doanh tại châu lục này sẽ phải đối mặt. Các yếu tố sau đây là những lý do chính khiến hệ sinh thái kinh doanh trên internet tại châu Phi - đặc biệt là thương mại điện tử - không phải là thứ dễ mang lợi nhuận:

Tính không trung thực: những người giàu có tại châu Phi vẫn chưa thích mua sắm trực tuyến do tình trạng gian lận trực tuyến tại đây khá cao. Ví dụ tại Nigeria, nơi mà tình trạng lừa đảo trực tuyến là cực kỳ phổ biến, người dân luôn nghi ngờ về tính an toàn khi đưa thông tin cá nhân của họ lên mạng. Nếu không thể thu hút được những người có nhiều tiền để dành nhất, ngành này sẽ chỉ tồn tại với khách hàng chủ yếu là sinh viên đại học và một bộ phận dân số trẻ mà thôi. Để thích ứng với thách thức này, một số công ty đang triển khai hình thức giao hàng – thu tiền mặt nhằm giảm thiểu sự gian lận, lừa đảo.

Chi phí băng thông rộng: Các quốc gia châu Phi thích một sự tăng trưởng lớn trong lĩnh vực Internet di động, điều này có nghĩa là internet sẽ phổ biến hơn cho mọi người để truy cập web. Trong khi việc truy cập Facebook có thể miễn phí trên một số mạng viễn thông thì việc xem một đoạn phim giáo dục 3 giờ trên trang Coursera hay MIT edX sẽ có cước phí là 50USD cho thuê bao trả trước tại Congo. Với chi phí băng thông cao, các doanh nghiệp kinh doanh video trên internet ở châu Phi đang phải vật lộn để sống còn; hãng dẫn đầu thị trường trong mảng này, Irokotv, đang tồn tại chủ yếu dựa trên doanh thu từ những người châu Phi đã di cư.

Hệ thống Logistics: Amazon.com và eBay là các công ty lớn mà việc kinh doanh đang phụ thuộc vào hệ thống bưu điện tại Mỹ để phục vụ khách hàng của họ. Chẳng hạn: tôi bán sách trực tuyến của riêng tôi trong lãnh thổ Mỹ; khi có người mua chấp nhận và thanh toán xong, tôi chỉ cần đưa sản phẩm ra bưu điện để họ giao hàng, thế là hết giao dịch. Ở châu Phi, việc này phức tạp hơn rất nhiều với hệ thống bưu chính yếu kém. Các đơn hàng trược tuyến được vận chuyển, giao nhận bằng phương tiện xe máy, thứ luôn làm tăng chi phí kinh doanh tại đây.

Thị trường tự do tại châu Phi: Ở châu Phi, "thị trường" có mặt ở khắp mọi nơi, bắt đầu từ các nhân viên bảo vệ - những người vận hành các cửa hàng ở phía trước biệt thự của chủ nhân cho đến việc buôn bán diễn ra ở chợ, siêu thị, và thậm chí cả các sạp tạp hóa của các thanh niên thất nghiệp bán đủ thứ ở các bến xe tại các thành phố lớn.

Một công ty thương mại điện tử muốn tồn tại được phải đánh bại những đối thủ trên về giá để cạnh tranh, bởi vì gần như tất cả các công ty thương mại điện tử muốn chính thức được thanh toán qua hệ thống ngân hàng, họ phải đóng thuế. Tại Rwanda, mức thuế VAT là 18% có thể đưa một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến vào thế bất lợi khi các đối thủ cạnh tranh không chính thức của họ không bị chịu mức thuế đó.

Thị trường bị xé lẻ: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ các chính phủ châu Phi để tạo nên một thị trường thống nhất tại đây, nhưng tất cả hầu như không hiệu quả. Một công ty sẽ phải thiết lập các trang web khác nhau cho mỗi quốc gia cụ thể vì các rào cản từ thanh toán liên quốc gia, ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa và các yếu tố khác. Điều này ảnh hưởng đến quy mô của nền kinh tế và tác động đến hiệu quả phân bổ vốn vì có sự trùng lặp nguồn tài nguyên giữa các nước trong khu vực này.

Tỷ lệ dân số biết chữ: Ngay cả khi tất cả các vấn đề về cơ sở hạ tầng và điều kiện hội nhập được cố định thì những người dân không biết chữ sẽ vẫn không thể sử dụng được các trang web thương mại điện tử - thứ đòi hỏi người dùng phải biết tối thiểu kỹ năng đọc và viết. Tại các nước: Chad, Niger và Burkina Faso, tỷ lệ dân số biết chữ ít hơn 30% tổng dân số. Nếu không có sự đầu tư vào giáo dục toàn dân, số lượng khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh qua web sẽ giảm đáng kể.

Một số công ty đã có những cố gắng để giải quyết những vấn đề này. Chẳng hạn: Jumia, một nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Nigeria kinh doanh tất cả mọi thứ từ đồ gia dụng đến điện thoại di động, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.

Được thành lập vào năm 2012 với mối quan hệ cộng tác với anh em nhà Samwer người Đức - những nhà chuyên cung cấp dịch vụ về nhân bản mô hình doanh nghiệp kinh doanh trên web tại Mỹ sang thị trường châu Âu và các nơi khác với hơn 1.500 nhân viên, Jumia đã gây quỹ được 150 triệu USD từ các nhà đầu tư mới trên kỳ vọng 555 triệu USD đặt ra vào tháng 11/2014. Jumia không phải là duy nhất; các doanh nghiệp khác như Konga, OLX, và Souq cũng đã gây quỹ được hàng triệu USD cho các hoạt động kinh doanh ở châu Phi.

Dù vậy, vấn đề ở đây với Jumia và những người khác là họ có thể thành công về phương diện thị phần, nhưng thực sự họ vẫn không có lợi nhuận. Theo danh sách các doanh nghiệp niêm yết Rocket Internet’s 2014, Jumia có doanh thu thuần là 28 triệu USD nhưng lại bị lỗ tới 32 triệu USD.

Bất kỳ công ty start-up nào với vài triệu USD trong quỹ đầu tư đều có thể nhảy lên vị trí hàng đầu tại khu vực này vì châu Phi có cộng đồng doanh nghiệp hết sức nghèo nàn. Cả châu lục chỉ có 3.186 công ty (ở tất cả các ngành).

Khi một công ty có số vốn tăng lên 100 triệu USD, nó có thể đánh bại bất cứ ai về mặt thị phần bởi vì có rất ít công ty - đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trên web - có thể thách thức nó. Nhưng sau đó công ty này thường được nhà chức trách yêu cầu phát triển một khu vực mà có tỷ lệ truy cập internet rất thấp và tỷ lệ mù chữ cao – là nơi mà khách hàng mục tiêu rất lẻ tẻ và khó có thể tiếp cận. Kết quả là việc kinh doanh sẽ thiếu quy mô và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Thương mại điện tử ở châu Phi có thể rất có tiềm năng lợi nhuận; nhưng nó sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Các nhà lãnh đạo của châu lục này phải hiểu rằng bên cạnh việc giới thiệu các trang web, có rất nhiều yếu tố khác mà doanh nghiệp cần phải có lợi nhuận để có thể thành công.

Chúng bao gồm sự hội nhập nhiều hơn của các nền kinh tế châu Phi; đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống bưu điện, hệ thống Internet băng thông rộng và mạng lưới giao thông vận tải; ngoài ra còn cần thiết lập một hệ thống thực thi pháp luật trên toàn châu Phi để truy tố gian lận và nâng cao niềm tin vào việc kinh doanh trên internet tại đây; và điều quan trọng nhất: cần nâng cao tỷ lệ biết đọc biết viết.

Để làm cho các website thực sự hoạt động có lợi cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo châu Phi cần phải tập trung ít hơn về việc cải thiện số lượng tổng số tên miền được đăng ký và tập trung vào việc sửa chữa các hệ sinh thái kinh doanh hàng hóa vật chất hữu hình đang bị bỏ bê để giải phóng sức mạnh tạo ra của cải từ thương mại điện tử ở châu Phi .

Internet đang tái thiết kế lại các hoạt động thương mại và tiếp tục định hình lại các ngành công nghiệp. Châu Phi không thể lảng tránh việc chớp lấy các cơ hội trên internet khi nó xuất hiện thông qua việc mở rộng của thị trường. Nhưng các nhà khởi nghiệp - đặc biệt là những người kinh doanh qua web - cần phải nhận ra những trở ngại mà họ sẽ phải vượt qua để được cả thành công và lợi nhuận tại châu lục này trước khi họ nhảy vào đây.

>> Thương mại điện tử: Những tay chơi cứng cựa

Phạm Thế Mạnh

Phạm Thế Mạnh

Cùng chuyên mục
XEM