Thung lũng Silicon dùng tiền "hút" nhân tài, Châu Á chi tiền cho quảng cáo

20/09/2015 09:12 AM | Kinh doanh

Các Startup ở thung lũng Silicon dùng tiền để tuyển dụng nhân tài, còn Châu Á thì lại chi phần lớn cho marketing. Lợi hại như thế nào? Đâu là cách khắc phục điểm yếu để Châu Á có thể cạnh tranh với Valley?

Nếu bạn từng tiếp xúc với môi trường Startup ở châu Á đủ lâu, bạn sẽ nghe những điệp khúc được lặp lại liên tục: giải quyết một vấn đề, mục tiêu thị trường lớn, phát triển chiến lược địa phương và xây dựng đội ngũ tuyệt vời.

Nhưng thực tế cách người Châu Á kinh doanh không có gì giống với lời khuyên bạn hay nghe. Bạn chỉ có thể biết bằng cách quan sát các công ty Châu Á dùng tiền như thế nào.

Trong buổi trao đổi với một trong những thành viên của diễn đàn “Tech in Asia”, vốn xuất thân từ thung lũng Silicon, anh cho biết quan điểm chủ đạo xuyên suốt trong văn hóa của các công ty ở thung lũng Silicon đó là tìm cách gây quỹ số lượng lớn để chiêu mộ chất xám.

Google là minh chứng rõ ràng nhất. Eric Schmidt được tuyển dụng để nắm giữ vị trí cấp cao. Câu chuyện cũng tương tự ở Apple. Steve Jobs thuyết phục John Sculley về điều hành công ty giúp ông ấy. Những ví dụ mới gần đây có chính sách thâu tóm để lấy người của Yahoo, Uber tuyển dụng Andrew Chen, Facebook "hớt" nhân viên Google và còn nhiều nữa. Không lấy gì làm ngạc nhiên khi những ông lớn hàng đầu ở Valley có khi phải chi trả trên 400 triệu USD vì các vụ kiện chiêu dụ nhân viên công ty khác.

Họ biết được tầm quan trọng của người tài và họ sẵn sàng chi trả rất nhiều để có sự phục vụ của họ. Đó là tất cả mục đích của việc gây quỹ: lương và quyền chọn cổ phiếu. Họ không chọn người già vì kinh nghiệm.

Công ty sẵn sàng chi trả con số khổng lồ cho những tài năng hàng đầu.

Chi tiền cho quảng cáo

Ở châu Á, tôi có cảm giác chỉ những tay chơi đã khơi mào làn sóng ở Silicon Valley như Uber và các công ty thuộc tập đoàn Rocket Internet mới làm vậy. Đặc biệt là các công ty con thuộc Rocket Internet, họ sẵn sàng tuyển dụng các chiến binh từ Tập đoàn tư vấn toàn cầu McKinsey và huấn luyện để họ trở thành giám đốc quản lý hoặc đồng sáng lập, đảm bảo luôn cả việc họ cũng sẽ có khoản ngân sách khổng lồ dành cho marketing.

Gần đây, họ thậm chí tuyển dụng cả cựu quản lý Amazon. Nhìn lại, các ngôi sao đang lên của Châu Á dường như hứng thứ với việc tuyển dụng và đào tạo người mới hơn, phần lớn ngân sách còn lại họ ném vào các chiến dịch marketing ngu ngốc.

Có dịp đến các hội nghị công nghệ hàng đầu Châu Á, bạn sẽ thấy rất nhiều người từng chinh chiến trong ngành công nghệ hàng thập kỷ trong phòng và trên sân khấu. Thử nghiên cứu các công ty thế hệ tiếp theo đang ở vòng huy động vốn Series A. Người sáng lập của họ thường là người có nhiều kinh nghiệm và lớn tuổi nhất trong đội ngũ. Các bạn có thấy điều này không? Hay tôi có sai sót điều gì?

Nếu điều này đúng thì nó hoàn toàn hợp lý. Thị trường Châu Á còn quá mới nên việc phân bổ ngân sách cho sản phẩm giáo dục phổ thông khôn ngoan hơn. Nhìn chung đó cũng là đặc trưng của hệ sinh thái khởi nghiệp còn non trẻ ở Châu Á. Số lượng người có tài sản trên 6 con số (USD) ở châu Á không nhiều như Mỹ hay Châu Âu, nên sẽ an toàn hơn khi những quỹ mới chi nhiều tiền cho việc marketing.

Đặc trưng của Châu Á?

Nhưng điều này có thực sự bền vững? Lý so những thành phần mới gia nhập hoặc đang lên ở Silicon Valley chi nhiều tiền cho chất xám là vì họ mang đến quy trình, hệ thống và kinh nghiệm từ các công ty hàng đầu thế giới. Họ biết cái gì sẽ hoạt động tốt. Đó là vì sao họ được trả nhiều như vậy.

Nếu bạn chi tất cả tiền cho marketing, vào cuối ngày, những gì bạn có là một doanh nghiệp hoạt động bình thường và người dùng nhiều khi còn không hiểu sản phẩm bạn đang cung cấp cho lắm. Bạn kết thúc bằng việc xây dựng đội ngũ đầy những người trẻ tuổi sung mãn, những người đang giúp bạn xây dựng lâu đài cát càng ngày càng lớn hơn cho từng vòng gọi vốn.

Dĩ nhiên, mấu chốt ở đây là: Hệ sinh thái khởi nghiệp Châu Á còn quá non trẻ vì thế không nhiều người từng chứng kiến các bong bóng được thổi phồng và vỡ tung ra sao. Châu Á vẫn còn đang trong thời kỳ thổi phồng. Có thể phải cần thêm cả thập kỷ hoặc hơn thì mới có đủ người có đủ trình độ để tuyển dụng như Silico Valley.

Tôi không thấy bất kỳ giải pháp thực tế nào cho vấn đề này ngoại trừ dùng số vốn gây quỹ khổng lồ để kéo những tài năng trẻ tuổi hàng đầu ở Valley về giúp bạn xây dựng doanh nghiệp. Bạn chỉ phải chuẩn bị chi đậm để hút họ về.

Vấn đề là nó có thể không phải thực sự các nhà sáng lập Châu Á mặc định sẽ làm như vậy. Họ muốn làm việc với người Châu Á, hệ thống tôn ti trật tự trong văn hóa Châu Á sẽ gây khó khăn khi bạn đem về một ai đó “biết nhiều hơn bạn”.

Nói cho cùng, Châu Á phải tự tìm ra con đường cho mình. Đó chính là sự nhẫn nại của người Châu Á khi làm việc.

Mai Uyên

Cùng chuyên mục
XEM