Smartphone: Một là cao cấp, hai là rẻ tiền, ‘lờ nhờ' chết chắc

02/02/2015 15:48 PM | Kinh doanh

Mảng kinh doanh điện thoại thông minh đang chia tách thành 2 thị trường riêng biệt: Thị trường xa xỉ và thị trường đại chúng.

Nội dung nổi bật:

- Diễn biến thị trường điện thoại thông minh cho thấy nhu cầu gần như bằng 0 với những sản phẩm có mức giá trung bình.

- Apple và Xiaomi là những đối tượng thành công điển hình của 2 dạng thị trường kiểu này: Một là xa xỉ, hai là đại chúng.


Cả Apple và hãng sản xuất điện thoại giá rẻ của Trung Quốc là Xiaomi đang ở trong thời kỳ đỉnh cao nhất. Trong khi đó, các đối thủ khác thì phải khó nhọc cạnh tranh.

Vào tháng 12, Xiaomi trở thành công ty khởi nghiệp công nghệ giá trị nhất thế giới với giá trị 46 tỷ USD. Trong khi đó với báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý vừa được công bố tuần vừa qua, Apple đã chứng minh thành công của họ trên mọi phương diện.

Tuy nhiên, ngừng nói về thành công trong kinh doanh của Apple và Xiaomi. Tờ Wall Street Journal bình luận về việc những điều này phản ánh thế nào về sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập của thế giới.

Biểu đồ bên cạnh thể hiện giá bán trung bình của một chiếc điện thoại thông minh của Apple, Xiaomi và những nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android khác. Nó cho thấy một cách rõ nét về nhu cầu gần như bằng 0 với những chiếc điện thoại thông minh có mức giá trung bình.

Hiển nhiên việc giảm giá của những chiếc điện thoại chạy Android trung bình đang được điều hướng bởi cung và cầu. Khi điện thoại thông minh trở nên rẻ hơn bao giờ hết, những thiết bị của Xiaomi, Coolpad Group, Vivo và những nhà sản xuất không tên tuổi của Trung Quốc đang được đổi tên và bán trên khắp các quốc gia đang phát triển. Họ hạ giá bán của những chiếc smartphone xuống mức phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Xiaomi là bậc thầy tại thị trường này. Phương pháp bán hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm cho phép họ bán điện thoại với giá thấp. Nick Spencer – một chuyên gia phân tích tại ABI Research nói. (Xiaomi cũng tạo ra một cộng đồng người dùng khổng lồ và sử dụng nó như một công cụ tiếp thị đầy quyền lực). Điều này buộc các đối thủ cạnh tranh phải phản công lại.

Trong quý gần nhất, lợi nhuận của mảng điện thoại Samsung lao dốc 62% so với đầu năm. Các nhà lãnh đạo của công ty này phải tuyên bố rằng họ sẽ nỗ lực bán những chiếc điện thoại rẻ tiền hơn giống như Xiaomi. Gã khổng lồ Trung Quốc là Huawei thì đi theo chiều hướng ngược lại, họ đang nỗ lực bán những chiếc điện thoại thuộc phân khúc cao hơn.

Tuy nhiên, những xu hướng này không giải thích được cách mà Apple kiếm được lượng tiền khổng lồ trong quý vừa qua khi bán nhiều điện thoại hơn, ở mức giá cao hơn so với thời kỳ trước đó. Chỉ một loại sản phẩm duy nhất có thể làm được việc này đó là: Hàng hóa xa xỉ.

Bằng việc duy trì dịch vụ với nhiều lựa chọn đa dạng về ứng dụng hơn so với các thiết bị chạy Android, Apple đủ năng lực để khác biệt hóa chính họ và đưa ra mức giá cao hơn gấp 2 – 3 lần so với một chiếc điện thoại chạy Android thông thường.

Theo một cuộc khảo sát vào tuần trước của Hurun Report. Tại Trung Quốc, Apple trở thành thương hiệu xa xỉ và thường được sử dụng như một món quà giống như các thương hiệu thời trang đẳng cấp như Louis Vuitton, Gucci và Chanel.

Khi thị trường điện thoại thông minh lớn hơn, nó càng trở nên giống với bất kỳ loại hàng hóa tiêu dùng nào khác. Một bài báo mới đây của tờ Wall Street Journal đã chỉ ra cách mà các nhà sản xuất từ thiết bị gia dụng đến rau củ quả đang phản ứng với phần thiếu hụt của tầng lớp bình dân tại Mỹ: Họ tìm đến một là tầng lớp cao cấp, hai là tầng thấp của những thị trường tương ứng. Điều giống như vậy đang xảy ra với thị trường điện thoại.

Sự khác biệt ở đây là những chiếc điện thoại thông minh được bán trên khắp thế giới và thị trường phân chia dạng này không chỉ là những sản phẩm đang diễn ra tại Mỹ. Thậm chí, Xiaomi không bán các sản phẩm của họ bên ngoài châu Á. Tuy nhiên, sự giàu có đang ngày càng gia tăng tạo ra nhu cầu với những chiếc điện thoại cao cấp được làm bởi Apple. Cùng lúc đó, tầng lớp trung lưu cũng đang phát triển tạo ra nhu cầu với những chiếc điện thoại được làm bởi Xiaomi hay những hãng tương tự như vậy.

“Tầng lớp trung lưu” thực chất là một thuật ngữ tương đối. Để trở thành một phần của nhóm 1% siêu giàu, bạn cần phải kiếm được 34.000 USD/năm.

Chiếc điện thoại bán chạy nhất của Xiaomi là Redmi được bán với giá 100 USD tại Ấn Độ. Ở đây, những người mua sản phẩm này luôn được coi là giàu có trong mắt những người đồng hương có thu nhập chỉ 600 USD/năm.

Thị trường điện thoại thông minh cấp thấp lôi cuốn cả những người nghèo tại Mỹ và những công dân giàu có tại những nước đang phát triển. Bởi vậy, hàng hóa hóa những chiếc điện thoại thông minh dẫn đến xu hướng cho thấy luôn có 2 thị trường riêng biệt: Thị trường xa xỉ và thị trường đại chúng.

Chuyên gia phân tích Horace Dediu ước tính rằng trong quý vừa qua, Apple đã kiếm được 90% tổng lợi nhuận từ thị trường điện thoại. Nằm trong top 10% kiểm soát 87% tổng tài sản của cả thế giới theo chuyên gia kinh tế Justin Wolfers.

Nếu xu hướng kinh tế vĩ mô như hiện tại tiếp tục, 2 điều sẽ xảy ra:

Đầu tiên là nếu vẫn là thương hiệu xa xỉ, Apple sẽ tiếp tục cho thấy doanh thu cao. Các chuyên gia phân tích nói rằng khoảng 350 triệu chiếc iPhone được sử dụng trên thế giới, điều này có nghĩa là Apple giành được gần 5% dân số thế giới.

Điều thứ 2 có thể xảy ra là mức giá bán trung bình của những chiếc điện thoại Android sẽ tiếp tục giảm khi các nhà sản xuất cạnh tranh khốc liệt với nhau để có thể mang đến mức giá thấp hơn. Tin tốt trong trận chiến này là hàng trăm người sẽ có thể tiếp cận với những điện thoại giá rẻ và tiện lợi được làm bởi những hãng như Xiaomi.

>> Ngai vàng của Apple

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM