[Q&A] 'Nội soi' cỗ máy kiếm tiền 'khủng' HAGL của bầu Đức

26/02/2015 10:12 AM | Kinh doanh

Từ một xưởng gỗ nhỏ nằm ở phố núi, Hoàng Anh Gia Lai hiện là tập đoàn có giá trị vốn hóa 17.500 tỷ đồng, đưa bầu Đức trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán.

Từ một xưởng gỗ nhỏ nằm ở phố núi, Hoàng Anh Gia Lai hiện là tập đoàn có giá trị vốn hóa 17.500 tỷ đồng, đưa bầu Đức trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán.

Là người giàu thứ 2 trên thị trường chứng khoán với khối tài sản khoảng 7.600 tỷ đồng, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức cũng khổng lồ không kém với trị giá khoảng 17.500 tỷ đồng.

 

Vì sao bầu Đức đặt tên doanh nghiệp là Hoàng Anh Gia Lai?

Hoàng Anh Gia Lai có lẽ là tên ghép giữa tên cô con gái ông Đức (Đoàn Hoàng Anh) và địa danh Gia Lai - nơi ông lập nghiệp.

Ban đầu, năm 1990, ông Đức mở một xưởng gỗ nhỏ ở Gia Lai. Tới năm 1993 thì thành lập doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ gỗ.

 
1

Chẳng phải Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng về kinh doanh bất động sản hay sao?

Đúng là như vậy, nhưng đó là sau khi HAGL tích lũy vốn trong thời kỳ 1993-2002 nhờ nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ông Đức bắt đầu mua đất, đầu tư vào ngành bất động sản với phân khúc chính là căn hộ để bán.

Thời kỳ 2003-2012, HAGL chuyển sang mô hình công ty cổ phần với 2 đối tác chiến lược là Dragon Capital và Jaccar. Bất động sản là ngành chủ lực của tập đoàn này trong giai đoạn này.

 
2

Buôn bán nhà đất kiếm về bộn tiền cho HAGL ra sao?

Trước năm 2013, bất động sản là mảng đem về bộn tiền cho HAGL khi doanh thu trên dưới 2.000 tỷ đồng. Năm 2012, hoạt động kinh doanh này chiếm tới 64,4% tỷ trọng doanh thu, trước đó năm 2011 chiếm 55,9%. Tuy nhiên đến 2013, “buôn nhà đất” chỉ đem về gần 250 tỷ đồng và chiếm 8,9% doanh thu của tập đoàn phố núi này. Mức đóng góp trong năm 2014 cũng chỉ còn 7,7%.

 
3

Vậy còn những ngành kinh doanh khác, nhất là nông nghiệp, bầu Đức bắt tay làm từ khi nào?

Ngay từ năm 2007, bầu Đức bắt đầu nhận ra ngành bất động sản dù có khả năng mang lại lợi nhuận đột biến nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và mang tính chu kỳ. Do đó, ông bắt đầu đa dạng hóa bằng đầu tư vào cao su, khai thác quặng sắt và xây dựng nhà máy thủy điện. Tuy nhiên đến năm 2012 tập đoàn này bắt đầu tái cấu trúc và tập trung vào nông nghiệp.

Từ năm 2013 trở đi, HAGL bắt đầu cắt giảm các ngành nghề không còn sinh lợi cao, bán các dự án thủy điện, chỉ dữ lại những tài sản, dự án sinh lợi cao như khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center. Tập đoàn này cũng đưa ra tầm nhìn trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp.

 
4

Nông nghiệp đem lại mùa vàng cho bầu Đức chưa?

Nếu nghĩ làm nông nghiệp vất vả không sinh lợi như buôn nhà thì bạn đã nhầm. Trong 2 năm qua, mía đường đem về vị ngọt cho HAGL khi đem về doanh thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Năm 2014, chỉ riêng bán bắp mà bầu Đức cũng thu tới trên 200 tỷ đồng.

 
5

HAGL hiện có quy mô cỡ nào?

Về giá trị thị trường, đến cuối tháng 2/2015, HAGL trị giá khoảng 17.500 tỷ đồng.

Vốn điều lệ doanh nghiệp này xấp xỉ 8.000 tỷ đồng. Tổng tài sản (đến 31/12/2014) là 36.369,2 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng và lợi nhuận thuần năm 2014 lần lượt đạt 3.056,9 và 1.556,7 tỷ đồng. Tin vui là dù kết quả này vẫn chưa lấy lại phong độ của những năm 2009-2012, nhưng đã tăng với năm 2013.

 
6

Năm 2015 bầu Đức sẽ làm gì?

Xác định nông nghiệp là lĩnh vực cốt lõi, HAGL bắt đầu chuyển sang kinh doanh bò sữa. Từ giữa năm 2014, bầu Đức mạnh tay vào nuôi bò dựa vào các lợi thế đầu vào (thức ăn cho bò từ nguồn thu phụ phẩm nông nghiệp) lẫn đầu ra (bắt tay với Nutifood để sản xuất sữa). Đầu tháng 2/2015, HAGL công bố sản phẩm mới là thịt bò tơ giống Úc sau hơn 7 tháng chăn nuôi, với tuyên bố của bầu Đức là "lãi hơn cả làm bất động sản thời kỳ cực thịnh".

 
7

>> [Q&A] A-Z về bầu Đức: Ông trùm, ông bầu, ông... nông dân

Kim Thủy

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM