Người Hy Lạp nói "Không" trước một châu Âu coi thường nền dân chủ

06/07/2015 16:43 PM | Kinh doanh

Không quá khó để lý giải tại sao Alexis Tsipras giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu ở Hy Lạp hôm Chủ nhật vừa qua. Vấn đề khó khăn hơn đó là dự đoán xem, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Đối thủ của ông Tsipras, cả ở trong nước lẫn châu Âu đều có những bước đi sai lầm, từ bé đến lớn. Có thể thấy ngay 3 sai lầm rất lớn.

Sai lầm lớn nhất đó là sự can thiệp thô bạo của các chính trị gia châu Âu, nhưng người nói rằng bỏ phiếu "Không" sẽ buộc Hy Lạp phải rời khỏi khu vực đồng euro. Một trong số đó là Sigmar Gabriel, Bộ trưởng Kinh tế và là người đứng đầu Đảng dân chủ xã hội Đức SPD. Thậm chí ông này còn nhắc lại điều này sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố.

Người Hy Lạp hiểu một cách chính xác những lời cảnh báo này nhằm can thiệp vào nền dân chủ của nước mình. Những tin tức cuối tuần trước mà khu vực euro chính thức tuyên bố, trong đó nỗ lực tuyên truyền gói cứu trợ mới của IMF là bền vững, cũng không giúp ích gì nhiều. Phần còn lại của EU đã cất tiếng nói cho thấy họ muốn một cuộc bỏ phiếu được giàn xếp, và họ thậm chí còn chẳng buồn che dấu điều này.

Sai lầm thứ hai đó là chiến dịch khuyến khích mọi người bỏ phiếu "Đồng ý" hoàn toàn thất bại trong việc lý giải gói cứu trợ tiếp theo này sẽ giúp nền kinh tế Hy Lạp tốt lên như thế nào.

Đây không phải cuộc tranh cãi giữa học thuyết kinh tế Keynes với thuyết kinh tế học tân cổ điển, với những tranh luận không bao giờ dứt. Nền kinh tế Hy Lạp đang diễn biến rất phức tạp, và làm đau đầu hầu hết các chuyên gia kinh tế hiện tại. Tuy nhiên, chẳng có một lý thuyết nào hợp lý khi bắt một quốc gia từng trải qua 8 năm khủng hoảng phải tiếp tục thắt lưng buộc bụng.

Sai lầm thứ ba đó là sự kiêu ngạo. Những người ở phe "Đồng ý" tin tưởng vào cái lý của mình hoàn toàn đúng. Nhưng bầu cử thường đưa ra những kết quả rất khác với chân lý. Hầu hết những người nói "Không" đưa ra lập luận đơn giản hơn. Việc Hy Lạp rời khỏi EU có thể khiến đất nước này rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn những gì đã diễn ra trong 8 năm qua. Tuy nhiên, nếu bạn đã thất nghiệp trong 5 năm, và chẳng có cơ hội tìm được việc làm, sẽ không có gì khác biệt nếu bạn dùng đồng euro hay drachma.

Coi thường nền dân chủ và những người không hiểu gì về kinh tế không đơn thuần chỉ là những sai lầmvô tình của EU. Nó đã chỉ ra những vấn đề mang tính hệ thống. Hy Lạp đã nhắc nhở Quỹ tiền tệ châu Âu rằng, kết cấu của nó hiện không hề bền vững. Nó cần phải thay đổi, hoặc bản thân quỹ này sẽ kết thúc vào thời điểm nào đó.

Vậy lựa chọn thế nào cho tương lai? Để đạt được sự đồng thuận giờ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Sau khi Hy Lạp chọn "Không", chính phủ nước này sẽ hướng tới những thỏa thuận ít phải thắt lưng buộc bụng hơn. Hy Lạp sẽ nhấn mạnh - và họ có quyền làm vậy, vào cách tính toán gói cứu trợ mới của IMF.

Những quốc gia đứng đầu châu Âu như Đức chắc chắn sẽ không đồng tình với điều này. Trên thực tế, có lẽ lối thoát duy nhất buộc Đức phải ngồi vào bàn đám phán đó là Hy Lạp bắt đầu "vỡ nợ". Điều này cũng sẽ không xảy ra. Mặc dù vậy, khả năng Hy Lạp rời khỏi Liên minh châu Âu đã tăng cao sau ngày Chủ nhật.

Một giải pháp thực tế nhấn có thể được thông qua vào thời điểm này đó là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Hy Lạp. Chính phủ Hy Lạp "vỡ nợ" các tổ chức tín dụng, và các tổ chức tín dụng nhưng cung tiền mới vào Hy Lạp. Tái cơ cấu lại ngân hàng sẽ là lựa chọn tốt, nhưng một lần nữa, đạt được thỏa thuận giữa các bên sẽ vô cùng khó khăn.

Cuối cùng, nên nhớ, Grexit chắc chắn không phải con đường chính phủ Hy Lạp muốn chọn. Họ chỉ làm vậy khi không còn lựa chọn nào khác. Và đến thời điểm này, cũng không còn nhiều lựa chọn cho Hy Lạp.

Hoàng Vân

Cùng chuyên mục
XEM