Khách hàng Đông Nam Á ưa website bán hàng nước ngoài

04/12/2014 11:55 AM | Kinh doanh

23% khách hàng Việt Nam chọn mua một sản phẩm tại website nước ngoài như Amazon. Tỉ lệ cao này cũng xuất hiện tại nhiều nước Đông Nam Á, nơi các website trong nước chưa có đủ mặt hàng để đáp ứng nhu cầu.

​Thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển rất nhanh tại khu vực Đông Nam Á. Điểm khác biệt của thị trường này không chỉ nằm ở tốc độ, mà so với các quốc gia phát triển, thị trường Đông Nam Á đang chứng kiến sự tham gia của rất nhiều website bán hàng của doanh nghiệp ngoại.

Tomohiko Mototani, chuyên gia tư vấn của bộ phận châu Á thuộc công ty nghiên cứu thị trường Daiwa, đã tiến hành khảo sát người tiêu dùng tại 5 quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, và Việt Nam đã đưa ra một số cách để các DN Nhật Bản có thể tiếp cận thị trường TMĐT Việt Nam.

Q: Tương lai phát triển tại thị trường TMĐT Đông Nam Á sẽ ở mức nào?

A: Thị trường ước tính khoảng 300 tỉ yên (2,52 tỉ USD) trong năm 2013. Theo tôi, con số này sẽ đạt gần 800 tỉ yên vào năm 2018, nhờ vào sự tăng trưởng của số người dùng smartphone trong khu vực.

Hiện tại, thị trường TMĐT của Thái Lan có quy mô lớn nhất, khoảng trên dưới 90 tỉ USD, tiếp theo là


Singapore. Trong khi đó, Indonesia và Việt Nam sẽ là những quốc gia có thị trường TMĐT tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Nhìn chung, đã có nhiều người ở Đông Nam Á mua quần áo, phụ kiện và vật dụng gia đình thông qua Internet. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng mỗi thị trường lại rất khác nhau. Người Thái chọn mua dược phẩm và mỹ phẩm qua mạng, trong khi đó người Việt Nam lại mua game nhiều hơn.

Q: Vậy người tiêu dùng Đông Nam Á có thường sử dụng các website TMĐT nước ngoài không?

A: Số lượng người đặt hàng trực tuyến tới các trang của Nhật, Mỹ và Trung Quốc đang tăng đáng kể. Hiện con số này chiếm khoảng 14% trên tổng số các giao dịch mua bán trực tuyến ở 5 quốc gia trên.

Tại Việt Nam, tỉ lệ đặt hàng ở website nước ngoài là 23,7% trong khi ở Indonesia là 18,2%. Trong khi đó, con số này ở Nhật chỉ là 1%. Khi người tiêu dùng được hỏi tại sao họ lại chọn các website nước ngoài, đa số trả lời là do giá cả phải chăng, có nhiều thương hiệu và chất lượng hàng hóa hơn cho họ lựa chọn.

Không như Nhật Bản và nhiều quốc gia phát triển khác, số lượng hàng hóa tại các quốc gia Đông Nam Á chưa đủ phong phú, điều này khiến nhiều người tìm đến các website bán hàng nước ngoài. Tỉ lệ đặt hàng của nước ngoài có thể lên tới 20% trong tương lai.

Các website Mỹ đang là quốc gia được người tiêu dùng tìm đến nhiều nhất, tiếp theo là Trung Quốc. Amazon và Tmall của Alibaba rất phổ biến tại đây.

Nhật bản hiện đang cạnh tranh với Hàn Quốc và châu Âu. Rakuten của Nhật và Yahoo Japan đều có website bán hàng cho người nước ngoài. Hiện nay, cũng có nhiều người muốn mua hàng hóa Nhật Bản để làm quà khi du lịch về.

Q: Các trang TMĐT của Nhật Bản nên làm gì để tiếp cận với những khách hàng nước ngoài tốt hơn?

A: Khi được hỏi lý do tại sao khách hàng không lựa chọn mua hàng từ website Nhật Bản, hầu hết câu trả lời đó là do sự khác biệt về ngôn ngữ. Hiện tại, một số web mua hàng của Nhật có hỗ trợ tiếng Anh và tiếng Trung. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp TMĐT ngại xây dựng một website bán hàng đa ngôn ngữ vì lý do chi phí, đặc biệt là với những DN nhỏ.

Có một cách để giải quyết vấn đề này đó là chuẩn hóa những mô tả về mặt hàng trên website đẻ nhắm tới nhóm khách hàng nước ngoài.

Tỉ lệ số người trả lời họ đã dùng dịch vụ tại các website bans hàng nước ngoài và những người sẵn sàng tìm tới những trang này lên tới 80% ở 5 quốc gia. Việc có thể thu hút được nhóm đối tượng này tận dụng xu hướng sẽ là thách thức quan trọng cho ngành TMĐT Nhật Bản.

>> Rakuten: Gã khổng lồ Thương mại điện tử Nhật Bản

Trang Lam

Quốc Dũng

Cùng chuyên mục
XEM