[Inside Factory] Airbus A380 - Chiếc máy bay lớn nhất thế giới đã được tạo ra như thế nào?

28/06/2013 13:10 PM | Kinh doanh

Airbus A380 hiện đang là một trong những chiếc máy bay tuyệt vời nhất đang bay lượn trên bầu trời. Kể cả khi chỉ đánh giá riêng về kích thước.

Sức chứa của Airbus A380 vào khoảng 500 hành khách, nhưng nó có thể chịu tải trọng lên đến 853 người, do đó đây được coi là chiếc máy bay chở khách lớn nhất hành tinh.

Toulouse, thành phố phía nam nước Pháp là nơi hãng Airbus tiến hành lắp ráp cuối cùng các chi tiết để tạo ra những chiếc máy bay Airbus A380 hoàn chỉnh.

Sau cuộc vận hành bằng thuyền, sà lan và xe tải, rất nhiều các bộ phận khác nhau cấu thành chiếc máy bay phản lực khổng lồ sẽ được đưa đến lắp ráp trong một tòa nhà rất lớn, quá trình lắp ráp hoàn thiện này sẽ chỉ mất khoảng 10-11 ngày, đủ nhanh để việc sản xuất một chiếc Airbus hoàn thành sau tổng thời gian khoảng 2 tháng rưỡi.

(Toàn bộ quá trình sản xuất và chạy thử chiếc máy bay được bán với giá gần 400 triệu USD này, sẽ mất khoảng từ 10 tháng đến 1 năm).

Trước khi bắt đầu công việc lắp ráp ở thành phố Toulouse, các bộ phận sẽ cần được vận chuyển đến đây. Rất nhiều phần khác nhau của máy bay Airbus được tạo ra tại các nhà máy trên toàn châu Âu. Thông thường, những bộ phận này được vận chuyển đến Toulouse trong những chiếc máy bay chở hàng xấu xí của hãng hàng không 'Beluga'.


Tuy nhiên A380 là chiếc máy bay quá lớn, quá khổng lồ, nên các bộ phận của nó không phù hợp với việc chuyên chở của máy bay Beluga.


Bởi vậy Airbus đã tạo ra một cách thức giao hàng đặc biệt, thông qua Hành trình Vận tải Cỡ lớn.


Hành trình này trải qua rất nhiều thời gian vận chuyển trên những chiếc thuyền lớn.


Trên những chiếc sà lan, các bộ phận lắp ráp sẽ đi từ Bordeaux trên bờ biển Đại Tây Dương ở nước Pháp, đến thị trấn Langon trên sông Garonne.



Để đi hết 125 dặm cuối cùng đến Toulouse, các bộ phận của máy bay A380 sẽ được vận chuyển bằng những chiếc xe tải và được chở đi rất chậm.


Một số chuyến xe sẽ được chuyển vận vào ban đêm, nhờ vậy đoàn xe có thể kiểm soát toàn bộ cung đường mà không gặp bất lợi với việc quá nhiều người tham gia giao thông. Hành trình này diễn ra 2 tuần 1 lần và là một sự kiện đang chú ý tại những địa phương mà nó đi qua.


Khi các bộ phận khác nhau của máy bay được đem tới Toulouse, chúng sẽ được chuyển đến tập kết ở đại công xưởng lắp ráp máy bay A380.



Sự vĩ đại của A380 khiến cho công xưởng lắp ráp của nó cũng đòi hỏi rất khổng lồ, khu vực này rộng đến 123,6 ha.


Khu đại công xưởng lắp ráp hoàn thiện này dài 1607 feet, rộng 820 feet và cao đến 151 feet.


Cần đến hơn 1.300 nhân viên, làm việc 2 ca mỗi ngày, mỗi ca 9 giờ đồng hồ để lắp ráp nên những chiếc máy bay khổng lồ nhất thế giới.


Để làm việc trên chiếc A380 cao đến 79 feet, các công nhân phải đứng làm việc trên những chiếc bệ đỡ được nâng cao.


Một số bệ đỡ còn có thể di chuyển được. Đây là một trong những bệ treo từ trần nhà và có thể di chuyển khi cần thiết.


Rất nhiều bộ phận được bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn quanh khu lắp ráp, ví dụ như bọc ni lông lên đầu cánh máy bay như thế này.


Và giới hạn tốc độ di chuyển rất rất chậm, chỉ 5 km/h.


Không giống với những chiếc máy bay Airbus khác, Airbus A380 không hề bị hạ xuống dưới dây chuyền lắp ráp.


Đáng chú ý, đôi cánh khổng lồ của chiếc máy bay này 'choán' khoảng không có chiều dài tổng cộng lên đến 261 feet.


Do chiếc A380 quá lớn, việc di chuyển nó sẽ diễn ra rất khó khăn. Trong nhà máy, ba phần của thân máy bay sẽ được phương tiện định vị bằng vô tuyến đưa vào đúng vị trí, nhằm đảm bảo chính xác khi ráp 3 phần thẳng hàng lại với nhau.


Các phần ráp nối sẽ gối chồng lên nhau từ 10-12 cm.


Sau đó các công nhân Airbus sẽ sử dụng 19.000 chiếc đinh tán để ráp nối. Việc gắn cánh máy bay cũng diễn ra tương tự như vậy (theo ảnh này).


Cũng tại đây, đôi cánh được gắn cố định theo cả chiều dọc và chiều ngang vào thân máy bay (phần đuôi được gắn vào thân sau).


Dọc theo bộ phận hạ cánh (gồm khoảng 22 lốp xe), các giá treo được cài đặt để gắn bánh xe vào động cơ.


Sau khi chiếc máy bay khổng lồ hoàn thiện việc lắp ráp, nó sẽ được kéo đến khu vực kế bên để kiểm tra hệ thống điện và thủy lực. Hệ thống dây điện trong mỗi chiếc máy bay này dài đến hơn 300 dặm.


Gần cuối quá trình này, những động cơ sẽ được lắp đặt sau cùng. Do những động cơ này cực kỳ đắt đỏ, nên hãng Airbus không thích đưa chúng vào quá trình lắp ráp cho đến khi chắc chắn chiếc máy bay gần như đã sẵn sàng cho việc giao hàng.


Sau đó, người ta sẽ tiến hành hàng loạt các cuộc thử nghiệm cuối cùng, được thực hiện bên ngoài các dây chuyền lắp ráp. Khi chiếc A380 được hoàn thiện đến tay khách hàng, cũng là lúc để ăn mừng.


Thùy Phương

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM