Dunkin' Donut vào Việt Nam: Châm ngòi cho trận chiến cửa hàng cà phê

13/11/2013 08:35 AM | Kinh doanh

Sau Starbucks, một thương hiệu cà phê khác - cũng khá nặng ký - đã bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, đó là chuỗi cà phê Dunkin' Donuts.

Sau Starbucks, một thương hiệu cà phê khác - cũng khá nặng ký - đã bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, đó là Dunkin' Donuts. Đơn vị nhận nhượng quyền là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Thực phẩm & Giải khát Việt Nam (VFBS) thuộc Tập đoàn Imex Pan Pacific do ông Jonathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch.

Dunkin là một thương hiệu lớn có tuổi đời hơn 55 năm qua, phục vụ hơn 1 tỷ tách coffee mỗi năm. Hiện thương hiệu này đang có măt tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 12.000 cửa hàng trên toàn thế giới.

Nhắc tới các thương hiệu coffee nổi tiếng thế giới, ta thấy nổi trội nhất bao gồm các tên tuổi như Starbucks, Dunkin, The Coffee Bean và Mc Coffee. Đây là 4 “ông vua” liên tục bành trướng thế lực của mình ra toàn thế giới, nhưng mỗi ông lớn này lại có con đường phát triển coffee của riêng mình khác nhau.

Starbucks và The Coffee Bean phát triển lên từ mô hình cửa hàng, nơi cung cấp “chốn thứ 3” cho khách hàng. Họ phát triển coffee và xem đó là sản phẩm chủ lực của mình.

Còn với Dunkin's Donuts và McCoffee thì khác, tiền thân của 2 thương hiệu này là thức ăn nhanh, họ nhận ra tiềm năng phát triển của mình sẽ mạnh mẽ hơn nếu có thêm coffee trong menu.

Việc Dunkin sắp khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại Việt Nam gần như chính thức châm ngòi cho trận chiến coffee chuỗi tại Việt Nam, khi đầu năm tới, McCoffee cũng sẽ góp mặt tại thị trường Việt Nam.

Nhìn chung, Dunkin sẽ là thương hiệu đối trọng trực tiếp với các thương hiệu Việt như Passion, Urban coffee, My Life...Với những gì mà ông Jonathan Hạnh Nguyễn và VFBS đang thể hiện trong chiến lược nhượng quyền của mình, đã cho thấy tham vọng bình dân hóa Fast Food tại thị trường Việt Nam

Dunkin và McCoffee chuẩn bị tham chiến tại Việt Nam, Starbucks đang tỏ ra chậm chạp nhưng chắc chắn với những bước đi bài bản của mình, còn The Coffee Bean chạy đua phủ sóng ở mọi góc đường. Trong khi đó, Trung Nguyên đang căng sức thể hiện khát vọng Việt, Highland coffee đang tái cơ cấu khi thay đổi bộ máy điều hành tới định hình lại chính mình.

Với chiến lược bình dân hóa được thực hiện sẽ tạo ra áp lực khá lớn cho các thương hiệu Việt trên sân nhà. Chính vì vậy, các thương hiệu Việt phải học cách làm mới mình trong mắt khách hàng, từ chất lượng sản phầm, chiến lược thương hiệu thân thiện hơn, thay vì cứng nhắc theo những gì họ đang làm và đang có.

Đồng thời, phải thay đổi tư duy và quản trị thương hiệu theo chuẩn quốc tế, tìm tới những chiến lược phát triển lâu dài mang tính đột phá hơn.

Và các thương hiệu Việt nên nhớ một điều rằng: Thị trường chuỗi cửa hàng cà phê Việt Nam mới bắt đầu phát triển chứ chưa tới thời điểm bão hòa”.

Theo Nguyễn Thế Khoa - CEO Green Standard

duchai

Cùng chuyên mục
XEM