Doanh nghiệp mía đường trong nước đói kém, HAGL bội thu

10/03/2014 13:06 PM | Kinh doanh

Tỷ suất lãi gộp của mía đường HAGL là 66%, tức 1 đồng chi phí lãi 2 đồng. Trong khi đó, ở các doanh nghiệp nội địa chỉ đạt 10-15%.

Năm 2013, đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một sản phẩm mới toanh: mía đường. Trong khi cao su là giống cây trồng lâu năm, phải mất 4-5 năm mới có thể đi vào khai thác thì mía lại là giống ngắn ngày. Tuy vậy, mía cần phải đầu tư nhà máy tốn kém hơn và việc tiêu thụ sản phẩm cũng không thuận lợi như mủ cao su.

Tại Lào, HAGL đã đầu tư 90 triệu USD cho tổ hợp nhà máy mía đường có công suất 7.000 tấn mía/ngày cùng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng bã mía có công suất 30MW.

Tổng cộng trong năm 2013, HAGL thu về 838 tỷ đồng từ mía đường. Theo HSC, sản lượng tiêu thụ trong niên vụ 2012-2013 ước khoảng 60 nghìn tấn và trong niên vụ 2013-2014 vào khoảng 105.000 tấn do diện tích trồng mía tăng gấp đôi. 

HAGL có dự kiến xuất về nước 30.000 tấn đường cho Đường Biên Hòa tinh luyện rồi xuất qua Trung Quốc. Lượng đường này tương đương với 30% tổng sản lượng của niên vụ hiện tại.

Với doanh thu xấp xỉ 840 tỷ trong năm vừa qua, Mía đường HAGL vẫn còn thua kém nhiều về doanh thu so với các doanh nghiệp mía đường lớn trong nước như Đường Biên Hòa, Thành Thành Công Tây Ninh hay Lam Sơn... Tuy vậy, sang năm 2014, doanh số của HAGL có thể gần bằng các công ty này.

Doanh thu thì HAGL có thể còn nhỏ nhưng xét về lợi nhuận thì hoàn toàn không nhỏ chút nào. Lãi gộp của HAGL bỏ xa tất cả các doanh nghiệp trong nước, thậm chí bằng cả TTC Tây Ninh và Đường Biên Hòa cộng lại.

Tỷ suất lãi gộp của HAGL là 66%, tức 1 đồng chi phí lãi 2 đồng. Trong khi đó, ở các doanh nghiệp nội địa chỉ đạt 10-15%.



Trả lời trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, ông Subbaiah, tổng giám đốc công ty KCP Việt Nam, một công ty mía đường ở Phú Yên cho rằng từng nhận định: nhờ được ưu đãi mà chi phí sản xuất mỗi tấn tường của HAGL rất thấp, chỉ khoảng 4,3 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, theo ước tính của HSC, giá bán của HAGL trong niên vụ đầu tiên vào khoảng 12,4 triệu đồng/tấn, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận trên.

Đối với các doanh nghiệp trong nước, ông Subbaiah cho biết chi phí nguyên liệu lên đến 9-11 triệu đồng/tấn. 

Lợi nhuận cuối cùng của hoạt động mía đường chưa được HAGL công bố nhưng có thể thấy với tỷ suất lãi gộp cao như vậy, doanh nghiệp trong nước khó lòng có thể so được.

Phần lớn các doanh nghiệp mía đường trong nước đều ghi nhận lợi nhuận giảm trong năm qua, nhiều doanh nghiệp thậm chí chỉ bằng một nửa năm 2012.

Với cây cao su, tỷ suất lãi gộp thậm chí còn lớn hơn, lên đến 69%. Trong năm 2013, cao su đóng góp 239 tỷ, chiếm 9% tổng doanh thu của HAGL.

Năm 2012, TTC Tây Ninh có lợi nhuận đột biến từ hoạt động tài chính
Số liệu của QNS-Đường Quảng Ngãi chỉ tính các hoạt động liên quan đến mía

Có nhiều lý do giải thích cho chi phí đầu vào của mía đường HAGL thấp hơn rất nhiều doanh nghiệp trong nước. Đầu tiên là việc bầu Đức bầu Đức rất chịu chi cho việc trồng và chăm sóc cây sao cho mang lại năng suất cao nhất. Chẳng hạn như với cây cao su, bầu Đức đã đầu tư hệ thống tưới nước và phân bón tới từng gốc cây sử dụng công nghệ của Israel.

Với cây mía, HAGL tuyên bố năng suất trồng ở Lào năm đầu đạt 120 tấn/ha, trong khi đó, ở Việt Nam chỉ khoảng 60 tấn/ha. Mặt khác, vùng nguyên liệu mía của HAGL được trồng tập trung, cây mía thu hoạch xong có thể nhanh chóng chuyển về nhà máy đảm bảo việc giữ được chất lượng. 

Một lợi thế không nhỏ khác là các dự án đầu tư của HAGL tại Lào nhận được rất nhiều ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ nước này. 

Kiến Khang

duchai

Cùng chuyên mục
XEM