Đế chế kinh doanh tỷ đô mang tên World Cup

06/06/2014 15:06 PM | Kinh doanh

Doanh thu “khủng” mà World Cup có được đến chủ yếu từ lĩnh vực quảng cáo truyền hình và tiền tài trợ từ những tập đoàn lớn như Adidas, Sony, Coca Cola…

Nội dung nổi bật:

- World Cup 2014 diễn ra tại Brazil có thể mang về khoản doanh thu lên tới 4 tỷ USD và lợi nhuận 2 tỷ USD cho FIFA, nhiều hơn 66% so với kỳ World Cup diễn ra tại Nam Phi vào năm 2010.

- “Sự nghiệp kinh doanh” World Cup thực tế được phát triển và nở rộ từ những năm 1990 khi lĩnh vực quảng cáo truyền hình trở nên thông dụng. Bản quyền truyền hình bắt đầu được quan tâm và trở nên có giá tại Mỹ lên tới 2 tỷ USD vào kỳ World Cup 2002 và 2006.

- Thành công trên phương diện tài chính của World Cup là một tín hiệu đáng mừng, nó là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của ngành thể thao.


World Cup 2014, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh sắp diễn ra tại Brazil vào ngày 12/6. Người ta ước tính, FIFA có thể sẽ thu về được 4 tỷ USD doanh thu sau khi nó kết thúc. Vậy, thực tế đế chế kinh doanh của sự kiện diễn ra bốn năm một lần này lớn cỡ nào, và cơ quan chủ quản là FIFA thu được lợi nhuận là bao nhiêu?

Theo ước tính, World Cup 2014 diễn ra tại Brazil có thể mang về khoản doanh thu lên tới 4 tỷ USD và lợi nhuận 2 tỷ USD cho FIFA, nhiều hơn 66% so với kỳ World Cup diễn ra tại Nam Phi vào năm 2010. Thống kê khác cũng cho thấy, World Cup mang lại nhiều lợi nhuận hơn bất cứ sự kiện thể thao nào khác như Olympics hay Super Bowl.

Khoản lợi nhuận khổng lồ này đến chủ yếu từ truyền hình (1,7 tỷ USD), các chiến dịch tiếp thị (1,35 tỷ USD) và tài trợ của những tập đoàn lớn như Adidas, Emirates, Sony, Visa, Hyundai và Coca Cola. Thực tế, các công ty này đều tỏ ra hứng thú và mạnh tay chi hàng trăm, thậm chí cả tỷ USD cho World Cup bởi sức ảnh hưởng quá lớn mà sự kiện này mang lại trên khắp hành tinh.

Theo nghiên cứu của FIFA, phải mất 1 năm sau khi World Cup 2010 tại Nam Phi kết thúc, cơ quan này mới hoàn thành và đưa ra bản thống kê những con số ấn tượng xuất hiện trong sự kiện này. 

Theo đó, tính đến những phút cuối cùng của sự kiện, có tới 909 triệu lượt người xem qua truyền hình. 619,7 triệu người xem liên tục ít nhất 20 phút trong thời gian đá bù giờ của trận chung kết giữa Tây Ba Nha và Hà Lan tại Johannesburg, Nam Phi. 

Ngoài ra, có hơn 3,2 triệu người xem trực tiếp những tin tức bên lề của World Cup 2010. Thống kê cuối cùng cho thấy, có khoảng 188,4 triệu người xem cho mỗi trận đấu.

(Xem thêm: Vì sao Coca Cola tung ra 32 phiên bản khác nhau của hát hát World Cup)

Tính đến thời điểm này, World Cup 2010 cũng là sự kiện thể thao thu hút nhiều người xem nhất tại Mỹ. 

Kênh thể thao giải trí nổi tiếng ESPN (Mỹ) công bố sau khi World Cup 2010 kết thúc, hãng này có 3,26 triệu lượt người xem và phủ sóng tới 2,29 triệu hộ gia đình trên khắp nước Mỹ, tăng 31% so với kỳ World Cup 2006. Tính riêng trận đấu chung kết năm 2010, ESPN đã thu hút hơn 15,6 triệu lượt người xem.

Ngoài ra, tại Mỹ, World Cup còn mang đậm tính kinh doanh nhất là trong lĩnh vực truyền hình. Tháng trước, kênh Fox Sport đã đánh bật hai đối thủ là ESPN và NBC để dành bản quyền truyền hình World Cup 2018 (Nga) và 2022 (Quatar). 

Cho tới nay, thông tin chính thức và số tiền trong thương vụ này vẫn chưa được công bố, tuy nhiên một số nguồn tin tiết lộ, hãng Fox có thể đã phải trả từ 400 - 500 triệu USD. Trước đó, hãng ESPN đã mua bản quyền World Cup 2010 và 2014 với giá 100 triệu USD.  

Thu được lợi nhuận khổng lồ là vậy, nhưng các nhà lãnh đạo FIFA cũng phải “đau đầu”  mới có thể vận hành được “đế chế kinh doanh này”. 

Đối với kỳ World Cup Brazil 2014, FIFA sẽ phải trả 576 triệu USD cho những tổ chức thành viên, các câu lạc bộ sở hữu các cầu thủ tham gia… Con số này cao hơn 37% so với kỳ World Cup trước đó. 

Riêng đội dành chiến thắng tại World Cup 2014 sẽ nhận được số tiền thưởng là 35 triệu USD, trong khi đó 16 đội có mặt trong vòng chung kết sẽ nhận được tổng cộng 8 triệu USD. Tính chi tiết, trong suốt quá trình diễn ra World Cup 2014, mỗi cầu thủ sẽ tiêu tốn 2.800 USD mỗi ngày.

“Sự nghiệp kinh doanh” World Cup thực tế được phát triển và nở rộ từ những năm 1990 khi lĩnh vực quảng cáo truyền hình trở nên thông dụng. Bản quyền truyền hình bắt đầu được quan tâm và trở nên có giá tại Mỹ lên tới 2 tỷ USD vào kỳ World Cup 2002 và 2006.

Nhìn chung, thành công trên phương diện tài chính của World Cup là một tín hiệu đáng mừng, nó là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của ngành thể thao. Ngân sách mà FIFA dự kiến chi tiêu từ năm 2015 – 1018 sẽ là 4,9 tỷ USD, trong đó riêng cho World Cup 2018 diễn ra tại Nga sẽ là 2,15 tỷ USD. Như vậy, 78% ngân sách dự trù này (khoảng 3,8 tỷ USD) sẽ được đầu tư trực tiếp cho bóng đá.

>> Cuộc chiến trước thềm World Cup 2014 của Coca-Cola và Pepsi

Vân Đàm

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM