Đây là lí do ai cũng biết phải cắt giảm công chức nhưng không làm được

13/11/2015 14:40 PM | Kinh doanh

Có một sự thực ai cũng biết đó là bộ máy công chức, viên chức Nhà nước của Việt Nam quá cồng kềnh, nhưng lại rất khó để cắt giảm.

Lý do chính nằm ở đâu?

Ông Nguyễn Sỹ Cường, Ủy viên thường trực ủy ban Pháp luật Quốc Hội (nguyên Chánh thanh tra Bộ Nội vụ) có lẽ đã đưa ra câu trả lời sát thực nhất.

Ông Cường đánh giá, mục tiêu tinh giản biên chế 10% số lượng cán bộ ngành, địa phương là rất khó vì “thực tế bấy lâu nay nhận những trường hợp thông qua quan hệ, quen biết vào quá nhiều nên không dễ cho nghỉ được”.

Vấn đề thứ hai nữa đó là cơ chế. Lâu nay chúng ta vẫn biết tới câu nói đã vào biên chế rồi thì không thể bị đuổi. Hiện tại, chỉ việc tái cơ cấu bộ máy, xây dựng vị trí làm việc theo quy định của Luật công chức, các cơ quan chủ trì cũng không thể làm nổi.

“Nếu có chăng thì lại đẩy những người không quen biết, vì khi anh đã nhận vào bằng mối quan hệ quen biết, đến lúc đặt vấn đề nghỉ thì cũng lại điện thoại, cũng loại thư nọ, thư kia, thì làm sao chúng ta giải quyết được. Cuối cùng lại chỉ những người gọi là “thân cô thế cô” bị loại ra khỏi bộ máy”, ông Cường nhận xét.



Ông Nguyễn Sĩ Cường

Ông Nguyễn Sĩ Cường

Việc có nhiều mối quen hệ mới vào được cho thấy những tiêu cực trong việc thi tuyển công chức. Ông Cường cho rằng, tiêu cực thì ở đâu cũng có. Trong khi số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều thì chủ trương tinh giảm biên chế sẽ gây ra tình trạng thừa cung, nảy sinh tiêu cực là điều tất nhiên. Vì vậy phải có biện pháp.

"Biện pháp gì thì người đứng đầu, thực sự muốn tuyển người có năng lực, thì không khó gì để có thể tuyển được. Nhưng thông thường, ai cũng vậy đều có mối quan hệ. Khi có tuyển dụng thì biết bao mối quan hệ, nay người này gửi thư, mai người kia viết giấy, gọi điện thì cuối cùng, nếu không thực sự công minh, sẽ lại ngả theo việc đó thôi", ông Cường chia sẻ.

Đọc toàn bộ bài phỏng vấn ông Nguyễn Sỹ Cường tại đây

Hoàng Vân

Cùng chuyên mục
XEM