Câu chuyện hồi sinh của công ty chuyên sản xuất giày cho các nhà sư Thiếu Lâm

23/07/2019 09:10 AM | Xã hội

Nói đến giày Thiếu Lâm thì không thể không nhắc đến Feiyue. Thương hiệu này đã gắn bó với cả một thế hệ người dân Trung Quốc và song hành cùng với văn hóa Kungfu của Thiếu Lâm tự.

Tại Trung Quốc, có một hãng giày cũng chuyên sản xuất loại giày mềm này và từng cung cấp chủ yếu cho Thiếu Lâm tự, đó là Feiyue. Trên thực tế, ban đầu mục tiêu của hãng chỉ là những sản phẩm nhẹ, rẻ và hướng tập trung chủ yếu cho những người chơi thể thao vận động mạnh không có nhu cầu hàng đắt tiền như những nhà sư ở Thiếu Lâm tự. Tuy nhiên sự nổi tiếng của Kungfu cũng như văn hóa võ học đã giúp Thiếu Lâm tự cũng như hãng Feiyue dần được biết đến nhiều hơn.

Trớ trêu thay, văn hóa sao chép hàng nhái của thị trường Trung Quốc cũng chẳng tha cho Feiyue. Những đôi giày có đến 70 năm lịch sử cùng Kungfu này đã bị nhiều hãng nội địa sao chép trắng trợn để rồi đi đến hàng loạt các vụ kiện tụng về bản quyền, qua đó khiến Feiyue dần mất đi tầm ảnh hưởng. 

Trở lại cuộc chơi

Số phận của Feiyue có lẽ cứ chìm vào quên lãng cho đến đầu năm 2018 khi 2 nhà khởi nghiệp là AJ Donnelly cũng cộng sự Nic Doering cùng bắt tay vào vực dậy thương hiệu giày nổi tiếng gắn liền với hình ảnh Thiếu Lâm tự này.

Câu chuyện hồi sinh của công ty chuyên sản xuất giày cho các nhà sư Thiếu Lâm - Ảnh 1.

Ban đầu, AJ Donnelly chẳng biết gì về Feiyue cho đến khi ông luyện tập Kungfu tại chùa Thiếu Lâm tự vào năm 2015. Trên thực tế Trung Quốc đã từng cố gắng quảng bá loại giày này trong Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Khi đó Feiyue được làm từ nguyên liệu tái chế và được đông đảo vận động viên cũng như người tham dự Thế vận hội sử dụng nhưng chúng chẳng gây được tiếng vang mấy. Những ông lớn như Nike hay Adidas vẫn chiếm sóng truyền hình nhiều hơn cả.

Năm 2016, Donnelly và Doering sáng lập Cultural Keys nhằm giúp những du học sinh nước ngoài tại Trung Quốc học hỏi về văn hóa bản địa. Khóa học bao gồm cả những lớp về Kungfu tại Thiếu Lâm cũng như việc cung cấp dòng giày Feiyue, vốn khá xa lạ với những người Phương Tây.

Phần lớn các học sinh theo khóa học này đều cảm thấy hứng thú với loại giày mềm và rẻ của Feiyue, chúng khác xa những kiểu giày cứng hoặc thời thượng được thiết kế tại Phương Tây.

Tuy nhiên như vậy vẫn là chưa đủ với những người mê văn hóa Trung Quốc như Donnelly. Nhận thất giày Feiyue dù được biết rộng rãi nhưng không được bán nhiều ở các trung tâm mua sắm, Donnelly đã chủ động liên hệ với chuỗi hệ thống bán lẻ Da Fu để xin được bày bán sản phẩm này. Dẫu vậy hãng cho biết họ cần ông xây dựng một nhà kho để có thể chuyển hàng thuận tiện ngay khi có đơn đặt.

Bắt được thời cơ, Donnelly cùng cộng sự đã xây dựng cửa hàng CK Culture Boutique chuyên bán giày, quần áo và những thứ liên quan đến Kungfu, đồng thời kết hợp làm nhà kho cho Feiyue.

Cửa hàng này của Donnelly đã tạo nên cú hít lớn khi rất nhiều khách du lịch hứng thú đến thăm quan, chụp ảnh cũng như mua hàng. Thêm nữa, trào lưu hoài cổ, hướng về văn hóa truyền thống của giới trẻ ngày nay cũng khiến dòng giày Feiyue được biết đến nhiều hơn.

Đặc biệt, Donnelly rất thông minh khi nhấn mạnh vào yếu tố "Made in China", qua đó kích thích tinh thần yêu nước của một bộ phận khách hàng trong tình cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang nóng dần đều.

Câu chuyện hồi sinh của công ty chuyên sản xuất giày cho các nhà sư Thiếu Lâm - Ảnh 2.

Những khó khăn phía trước

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng Donnelly cũng gặp khá nhiều áp lực. Giá thành sản xuất rẻ cùng độ nổi tiếng khiến Feiyue bị làm giả rất nhiều, chưa kể các công ty đối thủ thường xuyên thay đổi mẫu mã để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hiện Donnelly đang phối hợp với Feiyue để có những cải tiến trong kiểu dáng nhưng vẫn giữ được yếu tố nhẹ nhàng, giá thành thấp và thích hợp vận động cao.

Một yếu tố nữa khiến Donnelly không biết nên vui hay buồn là thương hiệu Feiyue đã xuất hiện ở nhiều thị trường trên thế giới và đã được một số công ty nước ngoài mua bản quyền thương hiệu tại những thị trường nhất định. Động thái này khiến Feiyue được biết đến nhiều hơn ở nước ngoài nhưng lại gây khó khăn cho Donnelly khi muốn mở rộng việc quảng bá giày Thiếu Lâm ra một số nước.

Năm 2006, một doanh nhân người Pháp đã mua lại bản quyền thương hiệu của Feiyue để phân phối tại đây và đạt được một số thành công. Tại Australia, New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc… cũng có những doanh nghiệp mua lại bản quyền của Feiyue và khó có thể chấp nhận những người chơi mới như Donnelly.

Tại Mỹ, hãng giày BBC International cũng mua lại thương hiệu giày của Pháp ở trên vào năm 2014 để phân phối sản phẩm tại đây.

Dẫu vậy, Donnelly vẫn rất tự tin vào tương lai kinh doanh của mình. Ông cho biết khách du lịch sẽ khó tìm được ở nơi khác một đôi giày chính tông Feiyue mang đậm văn hóa Trung Quốc có cơ giày lớn phù hợp với chân người nước ngoài. Hơn nữa, mỗi đôi giày với thiết kế riêng của nó đều mang những ý nghĩa nhất định và Donnelly tin rằng người tiêu dùng nước ngoài hay trong nước đều sẽ bị thu hút với câu chuyện của mỗi sản phẩm họ bán.

"Chúng tôi không phải công ty du lịch, chúng tôi không nói về một Trung Quốc hiện đại hay đại loại thế. Cái chúng tôi hướng đến là trở về với cội nguồn văn hóa truyền thống", ông Donnelly nói.

Câu chuyện hồi sinh của công ty chuyên sản xuất giày cho các nhà sư Thiếu Lâm - Ảnh 3.

AB

Cùng chuyên mục
XEM