Cậu bé 7 tuổi dùng tiền giả để mua rau, ông cụ bán hàng bí mật theo về tận nhà để mắng cho 1 trận: Đến nơi thì tái mặt!
Người bán hàng không ngờ được tình huống này.
Ngày nay, đời sống của mọi người khấm khá hơn trước rất nhiều. Đa số trẻ em không còn vất vả về vật chất, đều có cơm ăn áo mặc. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng được lớn lên trong sự đủ đầy, được hưởng hạnh phúc. Vì nhiều lý do khác nhau mà một số em phải đối mặt với gánh nặng cơm áo, gạo tiền từ khi còn nhỏ.
Những đứa trẻ nhà nghèo phải tảo tần mưu sinh từ sớm. Nhìn bề ngoài, các em rắn rỏi, trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng sâu bên trong, như bao đứa trẻ khác, các em khát khao một mái ấm gia đình sung túc, được hưởng hạnh phúc và mong muốn được cắp sách đến trường.
Câu chuyện về cậu bé dưới đây đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Tại phiên chợ trong một thị trấn nọ ở Trung Quốc, có ông cụ 70 tuổi mở một sạp bán rau. Toàn bộ số rau đều do chính tay ông vun trồng, ăn không hết nên mới đem bán.
Ông cụ bán rau chán nản bởi thường nhận phải tiền giả.
Số tiền bán rau tuy không nhiều nhưng có thể phần nào trợ cấp cho gia đình. Hơn nữa, ông cụ cả đời bận rộn, lúc nhàn rỗi cũng không quen. Việc bán rau giúp ông bận rộn hơn, có thêm đồng ra đồng vào và cũng là niềm vui tuổi già. Ông cụ rất hài lòng về công việc hiện tại.
Tuy nhiên, có một điều khiến ông bực bội là sau khi đóng cửa sạp mỗi ngày đều phát hiện số tiền nhận được bị trộn lẫn với tờ 5 NDT giả. Sau đó, ông cụ đã cẩn thận hơn khi thu tiền, đặc biệt là đối với những tờ 5 tệ, ông sẽ kiểm tra kỹ lưỡng.
Một ngày nọ, ông cụ nhận được một đồng tiền 5 NDT giả khác. Người trả tiền giả là một cậu bé 7 tuổi, thường đến chỗ ông mua rau. Ông cụ vẫn nhận tiền bình thường và tò mò muốn biết đồng tiền của cậu bé có nguồn gốc từ đâu.
Ông muốn tìm bố mẹ cậu bé để làm rõ sự việc nhưng khi bí mật theo về tận nhà thì chết lặng. Mẹ cậu bé phải ngồi xe lăn, điều kiện gia đình rất khó khăn. Qua tìm hiểu mới biết, bố mẹ em này vừa trải qua một vụ tai nạn ô tô. Bố mất, còn mẹ bị thương nặng. Hai mẹ con sống lay lắt qua ngày bằng đồng tiền sinh hoạt ít ỏi.
Cậu bé không hề biết xấp tiền của mình là tiền giả.
Sau khi hỏi đứa trẻ, hoá ra cậu bé cũng không biết đây là tiền giả. Trong một lần cầm tờ 100 NDT đi mua đồ, người bán hàng đã trả lại xấp tiền lẻ mệnh giá 5 NDT. Số tiền lẻ này có hình thức mới khiến cậu bé rất vui. Ông cụ cứ trăn trở suy nghĩ về cậu bé ấy, thật đáng thương khi tuổi còn nhỏ đã phải gánh vác trách nhiệm gia đình, mua rau và chăm sóc người mẹ bị bệnh.
Đối với trẻ em, học cách tự lập ngay từ nhỏ sẽ giúp chúng làm chủ cuộc sống trong tương lai và tránh được nhiều rắc rối. Điều này đòi hỏi sự hướng dẫn sát sao từ cha mẹ.
Vậy làm thế nào để cha mẹ giáo dục con cái đúng cách?
1. Tuyệt đối không nuông chiều con cái
Trên thực tế, có rất nhiều người có một tuổi thơ khó khăn như cậu bé này. Ngược lại, nhiều đứa trẻ có cuộc sống đủ đầy, được nuông chiều từ nhỏ, coi những gì cha mẹ đáp ứng là điều hiển nhiên nên sống rất ích kỷ và kiêu ngạo.
Hãy rèn cho trẻ thói quen lao động, đừng nuông chiều trẻ quá mức!
Nhiều bậc cha mẹ không để ý đến vấn đề này khi nuôi dạy con cái, cưng chiều con quá mức. Hậu quả là những đứa trẻ trở nên ích kỷ, coi thường những người xung quanh.
Cha mẹ nên xây dựng nguyên tắc thưởng và phạt. Hãy nghiêm khắc để giúp con hình thành những thói quen tốt, tránh hư hỏng.
2. Không đứng ra giải quyết mọi việc cho con
Có nhiều cuộc tranh luận về giáo dục lùi, một số cha mẹ cho rằng nên tạo cho con môi trường thuận lợi sẽ tốt hơn. Nhưng thực ra, việc giáo dục lùi không phải để tạo khó khăn mà giúp rèn cho trẻ khả năng đối mặt với vấn đề, tình huống khó. Từ những tình huống trong cuộc sống, cha mẹ hãy nâng cao nghị lực, ý cho cho trẻ.
Bên cạnh đó, hãy để con tự giải quyết khi gặp vấn đề nhỏ. Khi thấy con gặp khó khăn, không nên chủ động giúp con xóa bỏ trở ngại bởi lâu dần khiến trẻ hình thành tâm lý ỷ nại, lúc nào cũng có tư tưởng dựa dẫm người khác. Để con tự giải quyết khó khăn sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, tạo lối sống tự lập.
3. Giáo dục con biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người
Trong giai đoạn phát triển ở lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ cực kỳ coi trọng bản thân vì non nớt trong phát triển nhận thức. Lúc này, trẻ chỉ nghĩ đến bản thân chứ không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Cha mẹ tuyệt đối không đáp ứng những điều vô lý của trẻ.
Ví dụ, trẻ sẽ thích nói chuyện với bố mẹ bằng giọng: "Con muốn thế", "Con không quan tâm",… Nhiều bậc cha mẹ chọn cách thỏa hiệp khi đối mặt với những điều vô lý của con mình. Nhưng phương pháp giáo dục đúng đắn cho con là không thoả hiệp nếu điều đó vô lý.
Hãy dạy trẻ sự đồng cảm, dạy trẻ biết quan tâm đến cảm xúc của người khác. Cha mẹ hãy nói với con rằng để đạt được ước muốn thì cần nỗ lực không ngừng, việc khóc lóc, ăn vạ sẽ chẳng giải quyết được gì.