Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!

03/05/2021 20:45 PM | Sống

Để đạt được con số đáng mơ ước này, Steve và vợ, bà Courtney đã mất gần 14 năm tích cóp. Họ đã bắt đầu tiết kiệm từ ngày đầu tiên của hành trình.

Steve Adcock là một chuyên gia tài chính của Mỹ. Từng là nhà phát triển phần mềm, Steve nghỉ hưu sớm ở tuổi 35 với số tài sản ròng lên tới hàng triệu đô la. Sau khi nghỉ hưu, công việc hiện tại của Steve là viết bài cho các trang báo lớn như MarketWatch, Forbes và Business Insider về tài chính, đặc biệt là cách đạt được sự độc lập tài chính.

Để đạt được con số đáng mơ ước này, Steve và vợ, bà Courtney đã mất gần 14 năm tích cóp và họ đã bắt đầu tiết kiệm từ ngày đầu tiên. Đây là 7 trong số những bài học lớn nhất mà họ đã rút ra được trong suốt chặng đường của mình.

1. Hãy coi tiền chỉ như một công cụ

 Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!  - Ảnh 1.

Lời khuyên tốt nhất của Steve là hãy coi tiền như một công cụ.

Tiền cho phép chúng ta sống thoải mái hơn, nhưng nó cũng buộc chúng ta phải đưa ra nhiều quyết định hơn.

Lời khuyên tốt nhất của Steve là hãy coi tiền như một công cụ. Các công cụ có thể được sử dụng để xây dựng nên những điều tuyệt vời, hoặc chỉ đơn giản phục vụ cho những sở thích cá nhân của bạn.

2. Tiền có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn

 Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!  - Ảnh 2.

Khi bạn thành công trong việc xây dựng sự giàu có, điều đó có thể tiết lộ những khía cạnh của bạn bè mà bạn không thể lường trước được. Thế nên, để tránh những cảm xúc tiêu cực phát sinh, đừng đề cao giá trị của tiền khi xây dựng mối quan hệ.

Tiền luôn có cách để thay đổi các mối quan hệ và không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt hơn.

Khi bạn thành công trong việc xây dựng sự giàu có, điều đó có thể tiết lộ những khía cạnh của bạn bè mà bạn không thể lường trước được. Thế nên, để tránh những cảm xúc tiêu cực phát sinh, đừng đề cao giá trị của tiền khi xây dựng mối quan hệ.

Nếu không, đối phương không nhìn vào bạn, mà lại nhìn vào tiền của bạn, để xác định tên gọi của mối quan hệ này.

3. Hãy chia nhỏ mục tiêu lớn

Một triệu đô có vẻ như là một mục tiêu không thể vượt qua, không thể đạt được. Nhưng cũng giống như khi bạn leo lên một ngọn núi, bạn không chỉ lao thẳng lên đỉnh. Bạn nên dừng chân và nhìn lại quãng đường bạn đã đi được bao xa.

Một triệu đầu tiên có thể là khó kiếm nhất, nhưng lời khuyên tốt nhất của Steve đó là hãy chia mục tiêu lớn thành nhiều phần nhỏ hơn, nó sẽ giúp cho mục tiêu gần hơn so với bạn.

Một khi bạn đạt được một mục tiêu nhỏ, nó sẽ xây dựng niềm tin rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu lớn hơn.

4. Mỗi đồng bạn bỏ ra đều phải có ý nghĩa

Steve nhận thấy rằng mỗi đồng tiền chúng ta chi tiêu đều phải có mục đích. Ngày nay, vợ chồng ông vẫn luôn nói về hầu hết mọi khoản chi tiêu, từ những khoản nhỏ nhất đến những khoản lớn. Không phải vì họ phải làm, mà bởi vì đơn giản là họ muốn.

Một vài hành động đơn giản sẽ có thể tạo ra sự khác biệt lớn về mặt tài chính cá nhân:

- Đọc hóa đơn sau mỗi lần mua hàng thay vì vứt đi. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu mọi mục hàng trên hóa đơn của mình.

- Các khoản chi tiêu giải trí chỉ nên xuất hiện sau khi các hóa đơn đã được thanh toán và hoàn thành việc đóng góp cho quỹ hưu trí.

- Đừng bỏ qua những chi tiêu nhỏ. Chúng có thể nói cho bạn rất nhiều về những thói quen chi tiêu không tốt bạn đang mắc phải. Ví dụ, cà phê buổi sáng, bữa trưa ở ngoài và một túi thịt bò lớn đều sẽ trở thành khoản chi lớn theo thời gian.

- Việc đăng ký các gói dịch vụ hàng tháng nên bị loại bỏ. Hãy chắc chắn rằng bạn nhận thức được giá của chúng và liệu bạn có thực sự sử dụng chúng hay không.

5. Sống dưới mức thu nhập

Đây là một trong những đòn bẩy tài chính mạnh nhất.

Vì bạn kiểm soát được điều này dễ dàng hơn những thứ như thu nhập hay lợi nhuận đầu tư. Số tiền bạn kiếm được bao nhiêu không quyết định bạn có bao nhiêu. Và số tiền bạn sở hữu cũng không quyết định bạn cần tiêu bao nhiêu.

Steve cũng phát hiện ra rằng một cái nhìn tích cực và hào phóng là chìa khóa quan trọng khi bạn làm việc để xây dựng sự giàu có của mình. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát những gì xảy ra với mình, nhưng chúng ta gần như luôn có thể kiểm soát phản ứng của mình trước những điều đó. Tư duy này đã khiến ông luôn tập trung và hạnh phúc trong những năm qua.

6. Tiền bạc đều trở nên vô nghĩa nếu không có sức khỏe

Khi bạn đang làm việc hướng tới các mục tiêu tài chính của mình, và đặc biệt là sau khi bạn đạt được chúng, Steve tin rằng điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Steve luôn cố gắng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, và ít nhất một nửa số bước đó đến từ việc đi bộ bên ngoài. Tập thể dục bên ngoài không chỉ giúp ích cho hoạt động thể chất mà còn cả tư duy của bạn. Đi bộ cho phép tâm trí của chúng ta đi lang thang, và khi làm như vậy, chúng ta cho mình thời gian để xử lý thông tin mà không bị phân tâm.

7. Tiền bạc không phải thước đo lớn nhất của thành công

 Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!  - Ảnh 3.

Tiền bạc sẽ không mang lại thứ mà bạn muốn nhất đâu. Không khoản tiền nào có để bù đắp lại sự chân thành và cảm thông dành cho người khác.

Rất dễ dàng để nghĩ đến sự thành công về mặt vật chất: những chiếc xe chúng ta lái, những ngôi nhà chúng ta đang ở, những kỳ nghỉ chúng ta đã đi. Steve nhận thấy rằng định nghĩa đó còn nông cạn và không đầy đủ.

Warren Buffett từng nói "Thành công thực sự trong cuộc sống là những người bạn muốn họ yêu quý mình thực sự yêu quý bạn". Việc này đến từ cách bạn đối xử với họ, chứ không phải từ việc bạn có bao nhiêu tiền.

Tiền bạc sẽ không mang lại thứ mà bạn muốn nhất đâu. Không khoản tiền nào có để bù đắp lại sự chân thành và cảm thông dành cho người khác.

Ngọc Nhi

Cùng chuyên mục
XEM