Căn bệnh ung thư mà cứ 7 đàn ông có 1 người mắc: 5 dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất

08/02/2017 10:27 AM | Sống

Là căn bệnh không có dấu hiệu cảnh báo đặc thù nên ung thư tuyến tiền liệt âm thầm tấn công nam giới. Do đó, đa số các bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh là đã ở giai đoạn muộn.

Cứ 7 đàn ông thì có 1 người được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt , căn bệnh phát triển trong tuyến tiền liệt nằm trong hệ sinh dục của nam giới. Trên thực tế nhiều người lớn tuổi chết vì các bệnh khác của tuổi già mà không nhận ra mình bị ung thư.

Hầu hết đều phát triển chậm, song ung thư này có thể xâm lấn, khối u lan ra các phần khác của cơ thể, đặc biệt là xương và các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh không có triệu chứng đặc thù.

Ung thư tiền liệt tuyến có thể tấn công bất cứ ai song những đối tượng dưới đây được xem là dễ mắc bệnh hơn cả: Những người trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, những người béo phì, ăn quá nhiều thịt hoặc thực phẩm giàu chất béo từ động vật, nghiện rượu ...

Để phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên nam giới nên có lối sống lành mạnh, ăn ít thịt và có ý thức tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào như dưới đây, nam giới không nên xem nhẹ và nên đến gặp bác sĩ để khám ngay.

1. Tiểu tiện khó

Nếu gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc dòng tiểu chậm hoặc yếu, bạn nên đi khám bác sĩ.

""Ngay cả khi điều này xảy ra chỉ 1-2 lần và không kéo dài, bạn không nên bỏ qua vì đó là điều bất thường", tiến sĩ Ash Tewari, Trưởng khoa tiết niệu tại Trường Y Icahn ở New York (Mỹ) khuyến cáo.

Mặc dù tiểu tiện khó cũng có thể không phải do ung thư gây ra, mà là các bệnh khác như nhiễm trùng tiểu, nhưng bạn nên cẩn trọng với triệu chứng này.

Nếu buồn tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, hay mất kiểm soát bàng quang có thể cũng là một dấu hiệu khác báo hiệu điều bất thường.

2. Tiểu ra máu

Nếu thấy máu xuất hiện trong nước tiểu, hay cảm thấy nóng rát, đau khi đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ Tewwari cho biết.

Bởi vì tuyến tiền liệt gần với bàng quang và niệu đạo, nên khối u đè lên đó và gây nên các triệu chứng đường tiết niệu.

3. Bất lực

Nếu bạn đột nhiên gặp vấn đề rối loạn cương dương, hoặc "xuất quân" khó, hay có máu trong tinh dịch, hãy đến bệnh viện ngay.

Bác sĩ Tewari cho biết các vấn đề liên quan chức năng cương dương có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.

4. Đau nhức cơ thể

Đau nhức ở xương, ví dụ như xương sườn, hông, hay cột sống có thể thực sự là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tiến sĩ Tewari nói.

Theo Quỹ Ung thư tuyến tiền liệt, thường xuyên đau hoặc đau khi vận động ở vùng thắt lưng, hông, đùi cũng là một triệu chứng và có thể là báo hiệu ung thư đã di căn.

5. Ăn không ngon

Nếu ăn món ăn yêu thích như thịt bò bít-tết hay khoai tây chiên mà không ngon miệng, bạn hãy chú ý.

"Chán ăn có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt", tiến sĩ Tewari cho biết.

Mặc dù triệu chứng này có vẻ nhỏ, nhưng chuyên gia này khuyên không nên bỏ qua.

"Vì ung thư tuyến tiền liệt thường không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng, nhằm giúp chúng tôi tìm được bệnh để điều trị kịp thời, nam giới cần phải chủ động đi trước".

Tiến sĩ Ash Tewari hiện đảm nhiệm chức vụ Trưởng khoa tiết niệu tại Trường Y Icahn ở New York, Mỹ. Tuy nhiên, ông lại đóng góp rất lớn trong sự nghiệp phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt bằng robot. Ông đã thực hiện trên 5.500 ca.


Ông có tên trong danh sách những chuyên gia tiết niệu hàng đầu ở New York.

Ông có tên trong danh sách những chuyên gia tiết niệu hàng đầu ở New York.

Tiến sĩ Tewari thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để tư vấn sức khỏe cộng đồng như tờ The New York Times, U.S.News, Newsweek... Ông còn nhận trách nhiệm cố vấn cũng như viết bài cho một số tờ báo chuyên ngành tiết niệu ở Mỹ.

Giải thưởng mà tiến sĩ Tewari nhận được gần đây nhất là giải Vàng về Nội soi bàng quang của Hiệp hội Tiết niệu Mỹ (AUA) trao tặng vào năm 2012. Mới đây, ông vừa xuất bản một cuốn sách về robot trong phẫu thuật tiết niệu.

* Theo RD

Theo Hoàng Hương

Cùng chuyên mục
XEM