Căn bệnh được mệnh danh là “hố đen” hút hết sinh khí của phổi, nhiều người chủ quan bỏ lỡ giai đoạn vàng để rồi cơ thể sức tàn lực kiệt

18/01/2022 19:00 PM | Sống

Cùng với sự thay đổi tiêu cực của môi trường, đặc biệt là không khí, các bệnh về đường hô hấp đang có xu hướng diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Một phụ nữ 30 tuổi bị ngã khi chuyến đi chơi 1 tháng trước. Mặc dù cảm thấy phần xương sườn bên trái có cảm giác khó chịu cùng cảm giác tức ngực nhưng vì chủ quan nên chị không đi khám.

Hai ngày trở lại đây, chỉ khi cảm thấy khó thở rõ rệt, đau tức ngực cùng tiếng thở khò khè chị mới nhận thức được tình trạng nghiêm trọng của bản thân và ngay lập tức tới bệnh viện. Sau khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ cho biết chị mắc bệnh tràn khí màng phổi do bullae phổi.

Căn bệnh được mệnh danh là “hố đen” hút hết sinh khí của phổi, nhiều người chủ quan bỏ lỡ giai đoạn vàng để rồi cơ thể sức tàn lực kiệt - Ảnh 1.

    1. Bullae phổi là gì và cơ chế hình thành của các bullae?

Phổi của chúng ta được hình thành từ nhiều phế nang. Đây là đơn vị cơ bản cấu tạo của phổi, có cấu tạo là những túi khí được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các ống dẫn khí nhỏ nhất. Các phế nang có kích thước rất nhỏ, đường kích từ 0.1-0.2mm, chứa đầy khí.

Ở người trưởng thành có khoảng 300 triệu phế nang trong hai phổi, làm cho diện tích bề mặt hô hấp của phổi đạt từ 100-120 m2. Phế nang có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra hoạt động trao đổi khí của phổi.

Nếu áp lực trong các phế nang tăng lên vì một lý do nào đó, thành trong của phế nang sẽ bị vỡ. Các phế nang bị vỡ sẽ hợp nhất với nhau hình thành một khoang lớn hơn phế nang ban đầu - gọi là bullae.

Đường kính của các bullae thường lớn hơn 1 cm và bên trong có chứa khí. Một điểm đặc biệt là, bullae không giữ được chức năng hô hấp ban đầu của các phế nang mà chúng thay thế.

Nếu kích thước bullae lớn dần lên hoặc số lượng các bullae nhiều lên sẽ gây ra các triệu chứng như tức ngực và khó thở, gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể, nặng hơn có thể gây ra bệnh lý tràn khí màng phổi.

Căn bệnh được mệnh danh là “hố đen” hút hết sinh khí của phổi, nhiều người chủ quan bỏ lỡ giai đoạn vàng để rồi cơ thể sức tàn lực kiệt - Ảnh 2.

Rất nhiều người thắc mắc, phổi của chúng ta đang bình thường, làm sao có thể hình thành bullae được?

Như đã đề cập ở trên, phải có một yếu tố gây áp lực trong phế nang mới gây ra bullae phổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng áp lực phế nang, tuy nhiên các thống kê đã chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này đến từ các bệnh lý về phổ như viêm phổi, khí phế thũng, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những người trẻ tuổi thường dễ bị mắc bullae phổi hơn, đặc biệt là những người ở độ tuổi 20, thân hình cao và gầy. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu xuất từ việc những người trong độ tuổi này có sự thay đổi vóc dáng nhanh, vòng ngực cũng nở nang hơn. Lúc này, áp lực trong phổi sẽ tăng lên kéo theo áp suất trong các phế nang tăng cao, dễ xảy ra tình trạng vỡ phế nang hình thành bullae.

Cũng có người mắc bệnh bulla phổi mà không tìm ra nguyên nhân, giới y khoa gọi là bệnh bullae phổi vô căn. Đến nay, nguyên nhân cụ thể của bệnh vẫn chưa được khẳng định nhưng có thể cho rằng bệnh có liên quan đến bất thường trong di truyền.

    2. Bullae phổi có nguy hiểm không? Khi mắc phải nên điều trị thế nào?

Phổi của chúng ta được tạo thành từ nhiều phế nang. Những phế nang này nhỏ đến mức không thể nhìn thấy chúng ngay cả trên CT ngực, nhưng nếu áp lực trong khoang phế nang tăng lên vì một lý do nào đó, thành trong của phế nang sẽ bị vỡ. Các phế nang bị vỡ sẽ hợp nhất với nhau, để hình thành một khoang lớn hơn phế nang ban đầu. Một số bệnh nhân phát triển các khoảng trống giống như "hố đen vũ trụ" trong phổi, gọi là bullae. Chúng có thể lớn bằng nửa lá phổi. Ngoài việc thu hẹp không gian phổi, bullae khổng lồ còn làm tăng nguy cơ tràn khí màng phổi.

Khi bị mắc bullae phổi, người bệnh sẽ có triệu chứng như tức ngực, khó thở, thở khò khè, nhất là khi làm việc nặng, gắng sức, mệt mỏi. Lồng ngực người bệnh biến dạng, tròn như hình thùng. Môi tím tái do thiếu oxy, các đầu chi tím khi có biến chứng thành tâm phế mạn. Người bệnh thường ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Đau thượng vị do cơ bụng hoạt động nhiều.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân bullae phổi có thể gặp các biến chứng đặc biệt nguy hại cho sức khỏe: suy hô hấp, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính, tắc nghẽn động mạch phổi. Đặc biệt, ở thể ác tính, phổi có thể tan biến dần do nhu mô phôi bị phá hủy dần từ hai đáy, người bệnh bị suy kiệt và thường tử vong sau một vài năm.

Căn bệnh được mệnh danh là “hố đen” hút hết sinh khí của phổi, nhiều người chủ quan bỏ lỡ giai đoạn vàng để rồi cơ thể sức tàn lực kiệt - Ảnh 3.

Trên thực tế, nhiều người cảm thấy lo lắng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bullae và không biết phải làm gì.

Theo các bác sĩ, chúng ta phải hiểu rằng hiện nay không có loại thuốc nào có thể chữa trị hoàn toàn bullae. Trong trường hợp nguy cấp, bệnh thường được điều trị bằng các can thiệp y khoa như phẫu thuật.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các bệnh bullae không cần điều trị. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bullae có nguy cơ cao bị tràn khí màng phổi.

Với bệnh nhân mắc bullae phổi và những người có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài việc tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ, mỗi người cần tự xây dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh.

Đặc biệt, hãy tránh xa khói thuốc, từ bỏ thói quen hút thuốc nếu có bởi việc hút thuốc lá sẽ gây ra phản ứng viêm ở phế nang, gây tắc nghẽn đường thở khiến khí dễ vào và khó thoát ra ngoài, khí trong phế nang sẽ tăng lên, phế nang dễ bị vỡ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân mắc chứng bullae không leo núi, làm việc trên cao. So với người bình thường, chức năng phổi của bệnh nhân bị bullae kém hơn, khi lên cao, lượng oxy sẽ giảm và có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Đồng thời, áp suất không khí thay đổi lớn ở độ cao dễ gây vỡ phế nang.

Theo Thanh Lâm

Cùng chuyên mục
XEM