Cách tiết kiệm chi phí và quản lý tiền khi thu nhập bị giảm

12/04/2023 14:10 PM | Sống

Thu nhập giảm đồng nghĩa với việc bạn phải tiết kiệm và chi tiêu khôn ngoan hơn.

Tình hình kinh tế đang trong giai đoạn nhiều biến động, cơ hội để bạn vượt qua thời kỳ khó khăn này sẽ cao hơn nếu có cho mình tài chính ổn định. Nếu bạn đang băn khoăn tìm giải pháp thắt chặt chi tiêu để giữ "sức khỏe" tài chính của mình ổn định hơn thì đây là những lời khuyên hữu ích.

1. Tạo ngân sách

Cách tiết kiệm chi phí và quản lý tiền "khôn ngoan" khi thu nhập bị giảm  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Có ngân sách ổn định và biết cách quản lý chặt chẽ là điều sẽ mang lại lợi ích. Theo Sara Stanich - người sáng lập công ty lập kế hoạch tài chính Cultivating Wealth có trụ sở ở Montauk, New York (Mỹ) cho biết, việc tạo ngân sách tài chính mang lại cho bạn "cảm giác an toàn về chi phí để vận hành cuộc sống tốt hơn".

Việc lập ngân sách không khó và có thể hoàn thành trong các bước đơn giản như sau: Cộng các khoản chi phí và lấy thu nhập trừ đi, sẽ ra khoản tiền tiết kiệm bạn có.

Ngoài cách này ra còn có rất nhiều cách khác để giúp quản lý ngân sách, miễn là bạn cảm thấy phù hợp, thoải mái và dễ dàng áp dụng nhất.

2. Trả hết các khoản nợ

Cách tiết kiệm chi phí và quản lý tiền "khôn ngoan" khi thu nhập bị giảm  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Khi lãi suất tăng lên, chi phí của các khoản nợ cũng tăng theo. Nếu bạn đang dành một phần lớn thu nhập của mình để trả cho các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng và khoản vay, thì sẽ không còn nhiều tiền để tiết kiệm cho những ngày khó khăn. Chính vì thế việc trả nợ và xóa hết các khoản nợ là một phần quan trọng để chuẩn bị cho thời kỳ kinh tế đang nhiều biến động.

Quả cầu tuyết (Debt Snowball) cũng là một phương pháp hiệu quả để bạn áp dụng. Đây là phương pháp trả nợ được chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey đưa ra nhằm gợi ý việc thanh toán nợ nên bắt đầu theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Nó cũng giống như hình ảnh quả cầu tuyết lăn từ trên cao xuống, bắt đầu là một quả cầu nhỏ, càng lăn sẽ càng cuộn dần thành một quả cầu lớn. Theo chiến lược thanh toán nợ nần "Quả cầu tuyết" thì bạn nên bắt đầu trả những khoản nợ nhỏ trước, sau đó thanh toán đến những khoản nợ lớn hơn. Việc này giúp giảm áp lực khi bạn đã giải phóng được một lượng lớn các khoản nợ, từ đó có động lực để thanh toán các khoản tiếp theo. Áp dụng Debt Snowball có thể giúp bạn trả từng khoản nợ nhỏ, dần sẽ trả hết nợ, thay đổi hành vi sử dụng tiền, tự chủ trong chi tiêu và thoát khỏi nợ nần một cách bền vững.

3. Tạo quỹ khẩn cấp

Cách tiết kiệm chi phí và quản lý tiền "khôn ngoan" khi thu nhập bị giảm  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Việc làm bị cắt giảm hoặc chậm lương có thể gây ảnh hưởng tới tài chính. Để tránh những rủi ro xảy đến bất ngờ đó ảnh hưởng tới tài chính của bạn, hãy cố gắng tiết kiệm tiền các sớm càng tốt.

Amy Mosher - Giám đốc nhân sự của Isolved, một công ty cung cấp các giải pháp quản lý lực lượng lao động, cho biết: "Hãy nghĩ đến việc tự cho mình đủ tiền để tiết kiệm nếu gặp khó khăn tài chính trong một thời gian ngắn. Nếu cần, hãy xem xét việc tạm rút khoản tiết kiệm cho việc nghỉ hưu sớm mà dồn lực tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp sẽ tốt hơn. Làm như vậy sẽ giảm được căng thẳng cho tài chính".

Lý tưởng nhất là dù có gặp tình hình kinh tế biến động thì bạn vẫn không bị mắc nợ, có một tài khoản khẩn cấp đủ để trang trải cho cuộc sống.

4. Giảm chi phí

Có nhiều cách để giảm chi phí tiêu dùng trong thời kỳ kinh tế biến động đang diễn ra. Những cách bạn có thể áp dụng là tìm kiếm và mua dịch vụ điện thoại di động rẻ hơn, mua bảo hiểm theo gói và sử dụng các ứng dụng miễn phí. Ngoài ra, đừng quên hủy tất cả các dịch vụ bạn đã đăng ký nhưng không bao giờ sử dụng.

5. Suy nghĩ lại về những giao dịch mua lớn

Cách tiết kiệm chi phí và quản lý tiền "khôn ngoan" khi thu nhập bị giảm  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Các mẹo tiết kiệm tiền thường mách bạn nên tập trung vào việc loại bỏ chi phí nhỏ, chẳng hạn như cốc cà phê buổi sáng. Nhưng phương pháp này chỉ có thể giúp bạn tiết kiệm số tiền mặt ít ỏi. Thay vào đó, bạn nên xem xét việc bỏ qua một khoản mua sắm lớn. Chẳng hạn như mua nhà thứ hai, xe hơi mới... Hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua thứ gì đó và sử dụng khoản ngân sách thật tiết kiệm.

6. Học nấu ăn tại nhà

Thực phẩm thường là chi phí lớn nhất trong ngân sách của mọi người. Và phần lớn nguyên nhân dẫn đến việc chi tiêu trong danh mục này tăng lên là do việc đi ăn ngoài. Ăn ở nhà có thể rẻ hơn nhiều so với đặt đồ ăn hoặc ăn tại nhà hàng. Trau dồi kỹ năng nấu ăn có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm, thậm chí là tiền triệu trong giai đoạn thu nhập khó khăn.

Theo Hồng Nhung

Cùng chuyên mục
XEM