Cách quản lý tài chính cá nhân không cần theo dõi nhiều, đơn giản mà vẫn đặc biệt hiệu quả

16/03/2019 10:40 AM | Kinh doanh

Việc tiêu tiền dễ dàng hơn nhiều, đồng thời tôi cũng nhận ra rằng quản lý chi tiêu quá mức khiến tôi dấy lên một loại tâm lý lo sợ.

Thời điểm tôi cố gắng trả khoản nợ sinh viên 5.000 USD của mình, tôi là một tín đồ của ngân sách. Tôi theo dõi các khoản chi của mình, lập ra một danh sách tỉ mỉ các chi phí của tôi, và liên tục tìm cách tiết kiệm nhiều hơn nữa. Về mặt tích cực, tôi đã có thể trả xong khoản nợ của mình sau hơn hai năm rưỡi. Nhưng nhược điểm là, sự ám ảnh của tôi với việc tiết kiệm nhiều nhất có thể đã dẫn đến một lối tư duy không lành mạnh khi nói đến tiền bạc.

Sau khi hết nợ nần, tôi đã mua cuốn sách Worry-Free Money của Lee Simmon, trong đó cô ấy đã đặt ra một lối đi khác đến mục tiêu tiết kiệm: không có ngân sách nào cả. Hoàn toàn bị ấn tượng, tôi thử áp dụng khái niệm này vào cuộc sống của mình.

Không có một ngân sách nào hết

Mới đầu, mọi thứ có hơi kỳ lạ. Tôi không cần phải viết lại các khoản chi nữa sao? Tôi không cần liên tục kiểm tra liệu mình có gần đến mức chi giới hạn nữa? Tôi thấy tự do nhưng cũng khá hoảng loạn. Việc tiêu tiền dễ dàng hơn nhiều, đồng thời tôi cũng nhận ra rằng quản lý chi tiêu quá mức khiến tôi phát triển một loại tâm lý lo sợ. Tôi luôn lo lắng sẽ không đủ tiền dù thực tế là ngược lại.

Cách làm của Shannon thì ngược lại. Khi bạn nhận lương, hãy lập tức phân bổ tiền của bạn vào 3 mục sau:

● Chi phí cố định

● Tiết kiệm có mục đích

● Tiết kiệm ngắn hạn

Phần còn lại chính là số tiền để bạn chi tiêu, và bạn có thể làm gì với nó cũng được; bạn có thể chi 100 USD để mua nhu yếu phẩm. 100 USD chi trả cho nhà hàng, 200 USD để mua giày - sao cũng được! Số tiền này được sử dụng thoải mái nhưng bạn cũng phải nhận thức được rằng nó cũng bao gồm chi phí cho những mặt hàng không thú vị cho lắm như xà phòng rửa bát và kem đánh răng.

Cách quản lý tài chính cá nhân không cần theo dõi nhiều, đơn giản mà vẫn đặc biệt hiệu quả - Ảnh 1.

Quy trình

Sau đây là cách tôi thực hiện quy trình của Shannon:

Tôi nhận lương 2 tuần một lần trực tiếp vào tài khoản được đánh dấu là "Hóa đơn và Tiết kiệm," đó thực ra là một tài khoản ghi nợ chứ không phải tài khoản tiết kiệm. Có 2 lý do tôi sử dụng loại tài khoản này: (1) Nó tình cờ là tài khoản mà tôi sử dụng khi tôi nhận lương ở công ty và (2) Tôi chỉ có thể trả các hóa đơn theo hình thức trực tuyến qua tài khoản này (thay vì tài khoản tiết kiệm) nên nó giúp tôi giảm bớt một bước (Tôi không phải chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản này và chi trả cho hóa đơn).

Trong cùng ngày, một phần trong tài khoản "Hóa đơn và Tiết kiệm" chiếm 18% tổng thu nhập của tôi được tự động chuyển đến tài khoản trung gian của tôi.

Sau đó, tôi chuyển một số tiền được định trước vào tài khoản "Tiết kiệm Ngắn hạn" của mình, đây chỉ là một tài khoản bình thường trong chuỗi liên kết các tài khoản ngân hàng mà tôi sử dụng hằng ngày. Con số này có xu hướng dao động nên tôi tính toán vào đầu mỗi tháng.

Một khi tất cả số tiền dành cho tiết kiệm đã đi đúng hướng, số tiền còn lại là tiền chi tiêu của tôi. Sau đó tôi chuyển số tiền đó vào một tài khoản khác có tên "Tiền Chi tiêu," tài khoản này được liên kết với thẻ ghi nợ của tôi. Trong hai tuần kế tiếp, tôi có thể sử dụng số tiền đó thế nào cũng được, nhưng khi đã sử dụng hết, sẽ không có một khoản bổ sung nào hết.

Tiết kiệm trước, tiêu xài sau

Có 3 lợi ích lớn từ hệ thống này khiến tôi an tâm.

1. Tôi không bao giờ lo rằng mình không lo được cho bản thân trong tương lai và cả trong hiện tại. Tôi sẽ luôn tiết kiệm đủ tiền vì các khoản được khấu trừ vào ngày tôi nhận lương.

2. Duy trì hệ thống này rất dễ. Về tổng thể, tôi có tầm 4 tài khoản (2 tài khoản chi và 2 tài khoản tiết kiệm) và một tài khoản tùy chọn tại một ngân hàng trực tuyến để xử lý tiền nhuận bút/việc làm thêm của tôi.

3. Tôi được phép chi tiêu số tiền còn lại của mình cho thứ tôi thích. Nếu tôi chi 200 USD mua sách trong một tháng thì cũng không thành vấn đề. Không có nguyên tắc nào cả; chỉ có sống tốt mà thôi.

Nếu bạn có mức lương đủ sống nhưng căng thẳng về việc tiết kiệm, có nghĩa là bạn vẫn chưa hoàn thiện hệ thống tiết kiệm của mình. Hệ thống tiết kiệm phù hợp với bạn bao gồm kết hợp cả sự không hài hòa và tiện lợi mà bạn cần có. Nếu bạn biết bạn đang gặp khó khăn với việc đầu tư, hãy thiết lập chuyển tiền tự động. Nếu bạn biết bạn thường tiêu lấn vào khoản tiết kiệm, hãy đặt tài khoản đó ở một ngân hàng khác và kiểm tra mỗi vài tháng.

Bạn sẽ biết khi nào thì bạn hoàn thiện hệ thống tiết kiệm của mình vì bạn sẽ có thể thoải mái, thư giãn và xem tiền của mình chảy theo hệ thống đặt ra. Sau đó, đến bước kế tiếp, kiếm sống thông qua nghề nghiệp có đạo đức và bền vững.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM