Các nhà tâm lý học khẳng định: Đây là 5 biểu hiện của người sống nội tâm, dễ bị "tâm lý" và mắc trầm cảm dù bề ngoài rất mạnh mẽ

16/03/2019 13:15 PM | Sống

Thừa tài năng nhưng thiếu tâm lý thì vẫn khó lòng trở thành người tài giỏi xuất chúng trong hàng vạn đối thủ cạnh tranh khác.

Tâm lý là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công về cả sự nghiệp và cuộc sống. Điều đó giải thích tại sao có những người mặc dù "đủng đỉnh" về tài năng, học vấn, năng lực nhưng sự thăng tiến lại quá xa vời với họ.

Ngày nay, căn bệnh tâm lý không chỉ là nỗi ám ảnh với phụ nữ mà định kiến của xã hội và những trách nhiệm đặt trên vai phái mạnh cũng khiến nam giới trở thành nạn nhân. Có phải nam giới đồng nghĩa với việc không được ủ rũ, yếu đuối? Trầm cảm, đau khổ tuyệt vọng hay những vấn đề tâm lý là những căn bệnh chỉ dành cho phụ nữ? Đó là những suy nghĩ phổ biến đủ để nam giới cảm thấy "xấu hổ" và né tránh tình trạng ủ dột, buồn bã kéo dài. Nhưng có bao giờ trên đường về nhà những đêm khuya, chúng ta thấy bản thân mình thật sự có vấn đề? Đó không hẳn là sự mệt mỏi hay căng thẳng ngủ một giấc dậy là sẽ qua, mà là một điều gì đó đang gặm nhấm từ bên trong bạn, ngày qua ngày. Đó chính là vấn đề mà những người "yếu tâm lý" thường xuyên phải đối mặt, cho dù là nam hay nữ.

Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng những người từng bị tổn thương tâm lý sẽ có những biểu hiện khác với người thường, càng dễ bị stress và khả năng chịu áp lực kém, từ đó mắc phải những bệnh tâm lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hành vi và cuộc sống của mình, thậm chí dẫn tới chứng trầm cảm u uất. Chính vì vậy, sớm để ý và phát hiện 5 biểu hiện bất thường sau sẽ giúp chúng ta đối mặt với vấn đề của bản thân, tìm cách giải quyết chúng càng sớm càng tốt.

Các nhà tâm lý học khẳng định: Đây là 5 biểu hiện của người sống nội tâm, dễ bị tâm lý và mắc trầm cảm dù bề ngoài rất mạnh mẽ  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.


1. Nội tâm nhạy cảm

Nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng: Những người sống nội tâm, nhạy cảm khi trưởng thành trong môi trường đầy bạo lực và phải chịu đựng nhiều áp lực, thường trưởng thành sớm về suy nghĩ. Họ chứng kiến quá nhiều mặt đen tối của xã hội và con người nên luôn đa nghi với mọi thứ. Quá khứ bất hạnh đau đớn khiến họ phải sống trong bóng ma tâm lý, trở nên nhạy cảm với sự tổn thương, luôn tìm mọi cách để bảo vệ bản thân, dần dần tự cô lập chính mình trong một thế giới mà họ tự nhận là "an toàn".

Nếu đặt những người có nội tâm nhạy cảm vào một môi trường phát triển tốt hơn, họ sẽ được chứng kiến nhiều màu sắc cuộc đời đa dạng hơn, từ đó hiểu thấu lòng người có cả mặt sáng và tối. Họ trở nên không quá nhạy cảm, kìm hãm được sự đa nghi và nếu được chỉ dẫn đúng cách, họ vẫn có thể phát triển tâm sinh lý khỏe mạnh.

2. Sợ dính vào tranh cãi

Những người từng bị ngược đãi về tâm lý có xu hướng sợ hãi khi phải tranh cãi với người khác cũng như bày tỏ quan điểm ​​của mình. Theo thời gian, họ sẽ hình thành một tâm lý cho rằng bản thân thật vô dụng và không dám tranh cãi với người khác, luôn tránh xa những tình huống có thể nảy sinh xung đột. Trong cuộc sống hàng ngày, họ thường xuyên tỏ thái độ trung lập, kính cẩn nghe theo người khác và thận trọng không dám tùy tiện bày tỏ ý kiến ​​của mình cũng như chẳng bao giờ nói lời từ chối người khác.

Các nhà tâm lý học khẳng định: Đây là 5 biểu hiện của người sống nội tâm, dễ bị tâm lý và mắc trầm cảm dù bề ngoài rất mạnh mẽ  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.


3. Không giỏi trong việc giao tiếp

Trên thực tế, hầu hết các vấn đề tâm lý phát sinh và tích tụ trong lòng đều là do khả năng giao tiếp kém. Trong bất cứ mối quan hệ nào, dù là cá nhân hay sự nghiệp, giữa hai bên bắt buộc phải có sự trao đổi ngang hàng với nhau. Nếu xuất hiện tình huống bất bình đẳng, một bên quá sắc sảo còn một bên thì quá yếu đuối, quá trình giao tiếp trở nên mất cân bằng. Kẻ yếu hơn có thể bị tổn thương bởi lời nói của đối phương bất cứ lúc nào.

4. Không hiểu cách yêu thương đúng nghĩa

Có những người không biết cách yêu thương người khác và cũng không thể chấp nhận tình yêu của người khác đối với mình. Họ luôn vô thức cự tuyệt và dựng lên một bức tường khoảng cách với những người khác phái xung quanh. Ngay cả khi họ đồng ý tiến thêm một bước trong mối quan hệ thì tâm lý bên trong vẫn có lúc cảm thấy khó chịu và bất an.

Khi tâm lý rơi vào lo lắng, chúng ta vô thức bật chế độ phòng ngự trước người khác, tự cô lập bản thân để có thể bảo vệ chính mình. Đó cũng là lúc bạn đánh mất cách yêu người khác đúng nghĩa và quên đi cách yêu chính bản thân mình.

5. Có xu hướng gây hại người khác

Những người từng bị người khác làm hại thường hiểu rõ phải làm thế nào để người khác tổn thương. Nội tâm họ có bóng ma tâm lý nên có xu hướng cố chấp cực đoan. Điều đáng sợ hơn nữa là đôi khi trong lòng họ không muốn làm tổn thương người khác, nhưng hành động vô tình đem lại kết quả hoàn toàn trái ngược, đây có thể là kết quả của quá trình tự bảo vệ bản thân. Chính điều này càng đẩy họ vào tâm lý u buồn và mâu thuẫn, không thể thoát khỏi áp lực tinh thần.

Theo Phương Thúy

Cùng chuyên mục
XEM