Các CEO ngành thuốc lá luôn nhận lương triệu đô vì... danh dự của họ bị dư luận phỉ báng

08/04/2016 09:13 AM | Kinh tế vĩ mô

Nếu xét về mức lương, có lẽ những CEO của các công ty thuốc lá đều thuộc hàng “top”. Thậm chí những quản lý này còn được các doanh nghiệp thường xuyên khen thưởng cho một khoản tiền kha khá.

Năm 2011, mức lương của CEO hãng British American Tobacco (sở hữu thương hiệu Rothmans và nhiều thương hiệu khác) là khoảng 2 triệu USD mỗi năm. Vào năm 2013, hãng này còn thưởng cho CEO 10 triệu USD nhờ biết “kết nối” với nhiều tổ chức hỗ trợ hoạt động của hãng.

Nếu bạn cho rằng mức lương này đã đủ cao, vậy hãy nhìn tập đoàn Altria (sản xuất thuốc lá Marlboro, Phillip Morris) trả 18,13 triệu USD cho CEO vào năm 2005 và 12,1 triệu USD vào năm 2012.

Vậy tại sao các hãng thuốc lá trả lương cực kỳ hậu hĩnh cho CEO, dù doanh số không hề tăng đột biến hay có thành tích thực sự đáng kể nào?

Nguyên nhân rất đơn giản, vì lời thề của những CEO này. Hay nói cách khác, lời cam kết và sự chịu đựng sỉ nhục của các CEO đáng giá cho mức lương triệu USD đó.

Ngày 14/4/1994, các giám đốc của 7 công ty thuốc lá lớn đã tuyên thệ trong một phiên điều trần của Ủy ban Nghị viện về các quy định liên quan đến sản phẩm thuốc lá.

Trong đó, các giám đốc đã lần lượt từng người một tuyên bố rằng "chất Nicotin không gây nghiện", hay nói cách khác, thuốc lá không gây nghiện.

Trước nhiều bằng chứng khoa học chứng minh thuốc lá có Nicotin gây nghiện cho người hút, các CEO vẫn bất chấp cái nhìn khinh bỉ và sự sỉ nhục của giới truyền thông để đưa ra lời cam kết như vậy.


Các CEO của 7 tập đoàn sản xuất thuốc là hàng đầu Mỹ thề rằng Nicotin không gây nghiện.

Các CEO của 7 tập đoàn sản xuất thuốc là hàng đầu Mỹ thề rằng Nicotin không gây nghiện.

Không chỉ như vậy, đời tư cũng như danh tiếng của các CEO này cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi ngày càng nhiều bệnh nhân bị mắc ung thư phổi cũng như các loại bệnh khác do khói thuốc lá.

Đây là một trong những cái giá mà các CEO phải trả khi được nhận khoản lương tiền cao ngất ngưởng như trên.

Nếu nhìn từ góc cạnh kinh tế học, thị trường lao động cũng như thị trường hàng hóa đều phải tuân theo các định luật kinh tế. Do đo, lý thuyết về sự bù đắp những khác biệt trong tiền lương nhận định rằng lợi thế và bất lợi trong công việc cũng như hàng hóa đều phải tuyệt đối ngang bằng nhau trong một khu vực.

Hay nói cách khác, không có sản phẩm nào có chất lượng tốt mà lại quá rẻ và cũng không có công việc nào lương cao mà nhàn nhã.

Đây là lý do những công việc có mức độ khó khăn cao hơn, điều kiện làm việc nguy hiểm hơn hoặc không có nhiều người muốn làm sẽ có mức lương cao hơn.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM