Cả nhà loãng xương vì 1 thói quen nấu nướng nhiều người mắc phải
Cả nhà từ bé tới lớn, không riêng gì người lớn tuổi, đều có thể bị loãng xương nếu bạn cứ giữ mãi thói quen nấu nướng này.
Khi nhắc đến bệnh loãng xương, điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến chính là việc bổ sung canxi. Nhiều người cũng chú ý đến việc bổ sung canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương. Canxi thực sự có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên, nhiều người bỏ qua rằng một thói quen nấu nướng tại nhà cũng có thể dẫn đến bệnh loãng xương cho cả gia đình. Đó chính là thói quen cho nhiều muối khi nấu nướng.
Ngoài mang lại vị mặn, muối còn là tác nhân chính chịu trách nhiệm điều hòa vị giác tốt nhất. Nó có thể loại bỏ vị đắng, làm giảm vị chua, tăng cường vị ngọt và có thể nâng cao hương vị tổng thể của thực phẩm bằng cách làm phong phú thêm mùi thơm của thực phẩm. Vì vậy, muối luôn là thứ không thể thiếu trong thực phẩm và nhiều người đã quen với việc thêm hai thìa muối khi nấu ăn.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi đào thải ra ngoài, một phần canxi cùng với muối sẽ bị đào thải ra ngoài chung, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Cứ 2300mg natri (tương đương với 6g muối) được đào thải qua thận thì sẽ mất đi cùng lúc 40 đến 60mg canxi. Ăn quá nhiều muối đồng nghĩa với việc lấy đi nhiều canxi hơn. Nếu có quá nhiều natri cần đào thải mà lại không có đủ canxi hấp thụ vào thì xương của bạn cũng sẽ dần dần bị bòn rút đi. Theo thời gian, lượng canxi sẽ bị mất đi, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng natri hấp thụ có liên quan đến việc giảm mật độ xương ở vùng hông hoặc đốt sống.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000mg natri (tương đương với dưới 5g muối) mỗi ngày. Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo điều tra của Bộ Y tế, người Việt Nam đang tiêu thụ trung bình khoảng 9,4g muối/người/ngày, gần gấp đôi mức khuyến cáo.
Làm thế nào để ăn ít muối lại, tránh loãng xương?
- Sử dụng bình lắc muối hoặc thìa muối hạn chế
Khi nấu ăn hàng ngày, bạn có thể sử dụng bình lắc giới hạn muối và thìa giới hạn muối để nhắc nhở mình sử dụng bao nhiêu muối. Thìa giới hạn muối có loại 2g và 3g để bạn có thể kiểm soát chính xác hơn lượng muối bạn sử dụng.
- Sử dụng kỹ thuật nấu ăn để giảm lượng muối sử dụng
Không sử dụng hoặc sử dụng các gia vị ít mặn thay cho muối, nước tương, nước mắm khi nấu thức ăn. Chờ cho đến khi thức ăn gần bắc ra khỏi bếp rồi mới nêm muối cho vừa ăn.
- Sử dụng hương vị của món ăn để làm phong phú thêm hương vị
Hương vị tự nhiên của một số thực phẩm cũng có thể làm cho món ăn ngon hơn. Khi nấu một số món ăn, bạn có thể thêm giấm, nước cốt chanh hoặc ớt để thay thế vị mặn của muối, điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu khẩu vị mà còn giảm lượng muối ăn vào.
- Hạn chế ăn vặt mặn và đồ ăn nhanh, đồng thời cẩn thận với muối vô hình
Nhiều món ăn nhẹ và thức ăn nhanh dành cho trẻ em/người lớn có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như khoai tây chiên, một số bánh mì kẹp thịt và pizza. Ngoài ra, không thể bỏ qua lượng muối tiềm ẩn trong các thực phẩm như tương đậu, sốt cay, mù tạt ngâm, kim chi chua, dưa chuột muối, tương đậu nành vàng, miso, đậu hũ lên men, trứng vịt muối và các thực phẩm khác.
- Đọc nhãn dinh dưỡng và chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn
Khi mua thực phẩm đóng gói, hãy chú ý đến nhãn dinh dưỡng, chủ yếu xem hàm lượng natri và ưu tiên thực phẩm có hàm lượng natri thấp.
- Khi mua muối ăn hãy chọn loại muối có hàm lượng natri thấp
Thành phần chính của muối ăn thông thường là natri clorua. Muối có hàm lượng natri thấp chứa khoảng 70% natri clorua và khoảng 30% kali clorua. Nếu bạn chọn tiêu thụ cùng một trọng lượng muối có hàm lượng natri thấp, bạn sẽ hầu như giảm được 30% lượng natri tiêu thụ.
- Không mặn không có nghĩa là không muối
Ví dụ, các loại thực phẩm như mận khô, sốt cà chua, bánh mì và bánh quy sandwich có thể không có vị mặn nhưng cũng chứa nhiều "natri ẩn", tương đương với việc ăn quá nhiều "muối", vì vậy hãy chú ý ăn ít hơn.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This