Cả công ty đua nhau mua cây để hút bức xạ máy tính, bác sĩ bệnh viện y dược cảnh báo: Coi chừng hại càng thêm hại!

28/04/2022 16:25 PM | Sống

Vạn niên thanh, trúc đào,...là những loại cây cực độc có thể gây tử vong cho người và động vật, không nên trồng trong nhà hay đặt ở văn phòng.

Cây để bàn có thực sự tốt như lời đồn?

Do môi trường làm việc ở văn phòng đều có rất nhiều đồ điện tử phát ra tia bức xạ như máy tính, điện thoại, wifi...nên đa số dân công sở đều sắm một chậu cây nhỏ đặt ở bàn làm việc.

Song, Phó giáo sư tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Bay, phòng khám y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết, chưa có cơ sở khoa học hay nghiên cứu nào minh chứng điều này, Tuổi Trẻ đưa tin.

Theo bác sĩ Bay, khi để một chậu cây thích hợp trên bàn làm việc, trước hết là có tác dụng làm đẹp không gian, làm sạch không khí, đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu. Dưới ánh nắng mặt trời, cây hấp thụ cacbon dioxit (CO2) và thải ra oxy (O2), còn con người thì hấp thụ O2 và thải ra CO2, do đó trồng cây xanh giúp điều hòa không khí.

Cả công ty đua nhau mua cây để hút bức xạ máy tính, bác sĩ bệnh viện y dược cảnh báo: Coi chừng hại càng thêm hại! - Ảnh 1.

Ngoài ra, màu xanh của cây cũng làm tươi mát môi trường, dịu mắt giữa các tập giấy tờ, các thiết bị màu đen, xám của phòng làm việc. Còn để tránh tia bức xạ, xylen, trichloroethylene...người làm nên đứng dậy ra ngoài đi lại 10 phút sau mỗi giờ làm việc để tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Bay cũng cảnh báo một số loại cây có hại, không nên trồng trong phòng làm việc như cây xương rồng kiểng, hoa thủy tiên, vạn thiên thanh, huệ lily, đỗ quyên, môn kiểng, xương rồng bát tiên, môn lá lớn, hồng môn, dạ lan, cẩm tú cầu, hoa loa kèn Arum (ý lan).

Nhiều bộ phận trên các loại cây này có chứa độc tố, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, thậm chí là tử vong khi ăn phải. Hoặc gây bỏng, ngứa rát da khi tiếp xúc, dính phải nhựa cây.

Những loại cây nên cẩn thận khi sử dụng

Dưới đây là những loại cây quen thuộc thường được trưng bày trong nhà hoặc ở nơi công sở. Tuy nhiên, do chúng đều chứa nhiều chất độc gây hại nên người dùng cần tuyệt đối cẩn thận, đặc biệt tránh xa tầm với của trẻ em.

1. Cây vạn niên thanh

Trả lời trên VnExpress, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Trưởng Đơn vị Điều trị Ban Ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM) cho biết, vạn niên thanh hay còn gọi là môn trường sinh đốm có tên khoa học Dieffenbachia seguine. Giống với các cây họ ráy khác, tất cả bộ phận của vạn niên thanh đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.

Cả công ty đua nhau mua cây để hút bức xạ máy tính, bác sĩ bệnh viện y dược cảnh báo: Coi chừng hại càng thêm hại! - Ảnh 2.

Mủ cây gây ngứa, nếu văng vào mắt sẽ gây khó chịu cho mắt; ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng, đau rát, nôn mửa.... Nếu lỡ dính mủ cây môn trường sinh bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính mủ vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.

Những triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào.

2. Cây trúc đào

Loại cây này có tên khoa học là Nerium oleander L thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Toàn cây trúc đào có nhựa đục rất đắng và độc, gồm acid hydrocyanic và những glucosid độc là oleandrin, neriin, neriantin.

Cũng theo bác sĩ Vũ, y học cổ xưa đã công nhận trúc đào rất độc. Bò, ngựa ăn phải một số lá trúc đào tươi đã bị ngộ độc. Người ăn thịt súc vật chết vì lá trúc đào cũng bị ngộ độc.

Qua thử nghiệm, người uống phải nước có lá trúc đào rơi vào hay nước ngâm rễ trúc đào cũng gặp hiện tượng này. Ở đảo Corse, Pháp, có trường hợp ngộ độc vì ăn chả nướng xiên bằng cành trúc đào và uống nước đựng trong chai nút bằng gỗ trúc đào.

Cả công ty đua nhau mua cây để hút bức xạ máy tính, bác sĩ bệnh viện y dược cảnh báo: Coi chừng hại càng thêm hại! - Ảnh 3.

Những triệu chứng ngộ độc trúc đào là tình trạng khó chịu, bải hoải chân tay, buồn nôn, chóng mặt với liều nhỏ; tiêu chảy ra máu, rối loạn hô hấp, nôn mửa, chân tay co giật, loạn nhịp tim, mạch nhỏ yếu đi tới hôn mê và tử vong nếu trúng liều cao.

3. Cây môn kiểng

Giống cây này cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, dễ gây ngộ độc cho trẻ em và vật nuôi khi ăn phải, bỏng rát khi cho da tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc tốt cây môn kiểng dễ bị héo. Trong phong thủy, những loài cây bị héo sẽ mang lại những điều không may và vận khí xấu cho gia đình.

Cả công ty đua nhau mua cây để hút bức xạ máy tính, bác sĩ bệnh viện y dược cảnh báo: Coi chừng hại càng thêm hại! - Ảnh 4.

4. Cây kim tiền

Trong thân và lá cây có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu ăn phải. Nặng hơn sẽ gây sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây dính lên mắt cũng ảnh hưởng xấu đến thị lực.

5. Cây trầu bà

Trong thân, lá cây có chứa calcium oxalate. Khi nhai phải lá, có thể bị bỏng rát niêm mạc lưỡi, cổ họng và ruột. Đã từng có trường hợp người ăn phải lá của hai loại cây này bị cứng lưỡi, nghẹn họng, hô hấp khó khăn và không thể nói được. Nặng hơn là sẽ bị ngộ độc gây chết người.

Cả công ty đua nhau mua cây để hút bức xạ máy tính, bác sĩ bệnh viện y dược cảnh báo: Coi chừng hại càng thêm hại! - Ảnh 5.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM