Burn-in, hiện tượng gây khó chịu xuất hiện trên màn hình TV là gì?

05/07/2017 17:30 PM | Công nghệ

Nghe nhiều về hiện tượng burn-in, nhưng bạn đã hiểu nó thực sự là gì?

1, Giải thích hiện tượng Burn-in

Hiện tượng Burn-in là hiện tượng lưu ảnh. Nguyên nhân của hiện tượng Burn-in là khi một điểm ảnh hiển thị một màu cố định trong một thời gian dài sẽ gây ra các điểm chết màu. Do đó sẽ lưu lại các hình ảnh không mong muốn trên màn hình. Điều này có thể xảy ra khi xem TV với các điểm cố định chính là logo của nhà đài, ô bảng điểm trong một trận đấu bóng hay dải đen khi xem phim không đúng tỷ lệ màn hình. Hay với điện thoại thì có thể là các icon mặc định của thanh Taskbar - màn hình sẽ xảy ra hiện tượng lưu giữ lại hình ảnh icon đó, kể cả khi đã chuyển sang đối tượng hiển thị khác ở chính khu vực đó.

Tác động của hiện tượng này đặc biệt mạnh trong 100-200 giờ sử dụng đầu tiên. Vì vậy trong thời gian đầu sử dụng, các hãng sản xuất khuyến cáo người dùng giảm độ sáng màn hình xuống thấp để giảm thiểu nguy cơ lưu ảnh.

2 ô tròn mờ mờ, như thể có đôi mắt đang dõi theo bạn vậy

2, Ảnh hưởng tới chất lượng hiển thị

Có thể khẳng định một điều rằng hiện tượng Burn-in ít nhiều sẽ tạo ra sự khó chịu cho người dùng. Trong quá trình sử dụng, dư ảnh sẽ gây nhiễu nội dung bạn đang theo dõi, đặc biệt là khi đang xem ảnh hoặc video.

Thông thường hiện tượng này chỉ xảy ra khi sản phẩm được sử dụng trong một thời gian dài liên tục và bị nóng, khi đã nguội và hoạt động trở lại bình thường thì dư ảnh cũng biến mất theo. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trên các thiết bị cảm ứng, hiện tượng Burn-in sẽ gây ra một số lỗi như chết cảm ứng hoặc loạn cảm ứng.

3, Bình luận từ phía người dùng

Về vấn đề này, trên các diễn đàn thường xuất hiện các ý kiến cũng như bình luận trái chiều nhau. Có người tỏ ra vô cùng lo lắng trước việc sẽ gặp phải hiện tượng Burn-in trong quá trình sử dụng. Lại có những người khác khẳng định rằng màn hình OLED của mình chưa bao giờ gặp phải sự cố trên, dù “đã xem hết giải Super Bowl trên chiếc TV đó” (trích từ các bình luận trên diễn đàn AVSForum).

Khách quan mà nói, việc gặp phải hiện tượng Burn-in trên màn hình OLED là không quá thường xuyên nhưng cũng không phải không có. Việc xem phim, video hay chơi game với các hình ảnh tĩnh trên màn hình đôi khi sẽ để lại dư ảnh. Ví dụ như:

Đôi lúc hiện tượng lưu ảnh rất tệ, tới mức như thế này.

Đối với nhiều người dùng, đó không phải là một vấn đề bởi dư ảnh sẽ tan biến dần chỉ sau một vài phút. Tuy nhiên những người dùng khác lại than phiền nhiều về vấn đề này.

4, Nhưng không phải TV nào cũng bị burn-in

Trong khi lưu ảnh là vấn đề lớn đối với OLED TV thì ở QLED TV, sự cố trên không phải là vấn đề. Vừa qua, TV QLED của Samsung đã được tạp chí chuyên đánh giá sản phẩm RTINGS chấm điểm và chứng nhận chất lượng hình ảnh đạt 10/10, không hề có hiện tượng lưu ảnh. 10/10 không chỉ có ý nghĩa màn QLED không gặp hiện tượng burn-in, nó còn là minh chứng cho thấy chất lượng hiển thị của TV QLED đạt tới mức độ nào. Năm nay, Samsung đã nghiên cứu và ứng dụng chất liệu kim loại vào lõi và lớp vỏ của các chấm lượng tử (Quantum dot), giúp TV QLED đáp ứng hầu như tất cả các tiêu chuẩn chính về chất lượng hình ảnh, bao gồm cả góc nhìn, dải màu, độ sáng và độ tương phản cao hơn. TV QLED có thể thể hiện chính xác đến 100% dải màu sắc (Color Volume) - mức hiển thị cao nhất trên thị trường hiện nay, được công nhận bởi Verband Deutscher Elektrotechnieker (VDE) - một trong những Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật lớn nhất châu Âu. Đây cũng là tiêu chuẩn khắt khe về hiển thị hình ảnh của các nhà làm phim Hollywood, có thể giúp họ thể hiện đúng ý đồ trong kịch bản. Cam kết "không lưu ảnh" suốt 10 năm bảo hành TV của Samsung chính là minh chứng cho sự tự tin về chất lượng sản phẩm của nhãn.

RTINGS viết thêm về TV QLED với lời khen “chất lượng hình ảnh rất tốt và khả năng tái tạo màu sắc vượt trội, sản phẩm có thể thể hiện dải màu rất rộng và sáng, rất tốt cho các nội dung HDR. Độ trễ đầu vào là cực thấp, chuyển đoạn nội dung không bị nhòe, giúp ích nhiều cho chơi game lẫn xem thể thao”.

(RTINGS là website chuyên về đánh giá sản phẩm, đặc biệt là TV. Điểm đặc biệt của website này đó là nó rất trung lập, thậm chí còn không gắn quảng cáo để chứng thực điều đó. Sản phẩm do RTINGS đánh giá cũng không phải từ các nhà sản xuất cung cấp mà đều là do họ tự mua lấy. Điều đó làm nên điểm khác biệt của RTINGS và cũng là minh chứng cho chất lượng đánh giá của họ).

Nếu bạn không muốn bị khó chịu với những điểm ảnh “chết” như hình bên trên, hãy lựa chọn TV QLED để không gặp phải hiện tượng này.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM