'Bỏ túi' 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm 'khó kiếm tiền'

01/10/2021 08:57 AM | Kinh doanh

Từ kinh doanh trong ngành viễn thông cho đến vắc-xin, ngân hàng, rõ ràng rằng, những vị doanh nhân này hiểu rất rõ đâu là cách hiệu quả nhất để làm giàu.

Dù Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhưng nhóm siêu giàu vẫn không ngừng giàu lên. Theo Forbes, tổng số tỷ phú ở quốc gia này đã tăng từ 102 lên 140 kể từ năm ngoái tính đến tháng 4/2021. Trong số đó, 3 người giàu nhất quốc gia châu Á này là - Mukesh Ambani, Gautam Adani và Shiv Nadar, đã có kiếm thêm tổng cộng 100 tỷ USD trong khoảng thời gian trên.

Mukesh Ambani: Tài sản 79,9 tỷ USD

Bỏ túi 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm khó kiếm tiền - Ảnh 1.

Ambani không chỉ là người giàu nhất Ấn Độ, ông còn thường xuyên lọt vào top 10 người giàu nhất thế giới. Công ty của ông - Reliance Industries, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực gồm hóa dầu, dầu, khí đốt, viễn thông và bán lẻ, trong khi Reliance Jio là một trong những công ty sở hữu mạng viễn thông lớn nhất Ấn Độ.

Dù có mâu thuẫn với anh trai là Anil về vấn đề kiểm soát khi người cha - Dhurubhai, qua đời vào năm 2002, Reliance vẫn là một doanh nghiệp gia đình. Các vị trí điều hành của công ty đều là các con của vị tỷ phú này. Akash, Isha và Anant Ambani đều tham gia vào hoạt động điều hành.

Gia đình Ambani nổi tiếng với lối sống xa hoa và trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu ở Ấn Độ. Ngôi nhà của họ được đặt tên là Antilia, có trị giá ước tính 1 tỷ USD và là một trong những bất động sản dân cư đắt đỏ nhất thế giới. Gia đình này thường tổ chức những bữa tiệc xa xỉ, với sự tham dự của những người bạn nổi tiếng và thuộc giới chính trị.

Gautam Adani: Tài sản 55,6 tỷ USD

Bỏ túi 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm khó kiếm tiền - Ảnh 2.

Adani khởi nghiệp với vị trí là trader hàng hóa vào cuối những năm 1980, hiện ông đang kiểm soát gần 1/4 hoạt động hàng không ở Ấn Độ, theo Economic Times. Nguồn tài sản chính của ông đến từ hoạt động sản xuất điện, năng lượng tái tạo và vận chuyển.

Ông chủ của Adani Group đã mua lại phần lớn cổ phần của Sân bay Quốc tế Mumbai - sân bay bận rộn thứ 2 của đất nước, vào tháng 9/2020, Forbes đưa tin. Hơn nữa, ông cũng thu về khoản lợi nhuận đáng kể sau khi bán 20% cổ phần của Adani Green Energy cho tập đoàn năng lượng Total của Pháp hồi tháng 1 vừa qua.

Tuy nhiên, thách thức đang ở trước mắt vị tỷ phú. Trong cuộc họp đại hội cổ đông của Reliance Industries vào hôm 24/6, Ambani cho biết công ty của ông sẽ tập trung vào phát triển năng lượng xanh. Trong khi đó, NDTV cũng đưa tin, tỷ phú giàu nhất Ấn Độ đã đầu tư 10 tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo. Đây là một động thái được cho là sẽ thúc đẩy cuộc đối đầu giữa Ambani và Adani.

Shiv Nadar: 23,9 tỷ USD

Bỏ túi 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm khó kiếm tiền - Ảnh 3.

Sau khi thành lập công ty ở hơn 4 thập kỷ trước, "ông trùm" công nghệ Shiv Nadar từ chức chủ tịch của HCL Technologies vào tháng 7/2020. Theo Business Insider, ông đã thành lập một trong những nhà xuất khẩu dịch vụ phần mềm lớn nhất thế giới. Vị trí chủ tịch đã được trao cho con gái ông là Roshni Nadar Malhotra.

Economic Times cho biết, Nadar là một trong những nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật hàng đầu ở Ấn Độ. Ông đã thành lập 2 bảo tàng ở Delhi. Ngoài ra, những chiến dịch từ thiện của ông cũng được nhiều người biết đến, Quỹ Shivnadar hoạt động tập trung vào giáo dục, tái xây dựng các cộng đồng và khu làng đang gặp khó khăn.

Lakshmi Mittal: 17,7 tỷ USD

Bỏ túi 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm khó kiếm tiền - Ảnh 4.

Lakshmi Mittal đã từ chức CEO của ArcelorMittal vào tháng 2/2021. Con trai ông là Aditya hiện đang nắm quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh, trong khi Mittal vẫn là chủ tịch điều hành. Mittal nổi tiếng với việc đưa các công ty sản xuất thép đang có hoạt động yếu kém thành những doanh nghiệp có lãi, theo đó ông được cộng đồng kinh doanh thường xuyên ca ngợi.

Đầu năm nay, Financial Times đã dành cho Mittal lời khen có cánh, gọi ông là "ông vua thép trong hơn 1 thập kỷ". Dù không còn điều hành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, ông chia sẻ hồi tháng 1 rằng công ty đang tập trung vào các thị trường mới nổi.

Uday Kotak: 14,1 tỷ USD

Bỏ túi 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm khó kiếm tiền - Ảnh 5.

Forbes từng gọi Kotak là "banker giàu nhất Ấn Độ", nhờ công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng do ông thành lập là Kotak Mahindra Bank. Đây là ngân hàng nằm trong top 4 của quốc gia trong lĩnh vực tư nhân.

Theo tờ ThePrint của Ấn Độ, Kotak từng mong muốn trở thành một vận động viên cricket chuyên nghiệp, nhưng do tai nạn nên ông phải phẫu thuật khẩn cấp năm 20 tuổi. Sau đó, sự nghiệp của ông đã chuyển hướng. Ông làm việc trong công ty sản xuất và giao dịch bông của gia đình trong một thời gian, hoàn thành khóa học MBA và bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngân hàng ở tuổi 26.

Cyrus Poonawalla: 13,7 tỷ USD

Bỏ túi 100 tỷ USD trong 1 năm, đây là cách các tỷ phú giàu nhất nhì châu Á tìm ra cơ hội làm giàu trong thời điểm khó kiếm tiền - Ảnh 6.

Forbes cho hay, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) do Cyrus Poonawalla thành lập là nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 của quốc gia này. Viện nghiên cứu của ông còn là nhà sản xuất lớn nhất đối với các loại vắc-xin chống bệnh sởi, cúm và bại liệt.

Mắc dù vậy, gia đình Poonawalla đã nhận chỉ trích nặng nề sau khi rời Ấn Độ vào tháng 5, khi đại dịch bùng phát. Các nhà phê bình cho biết họ và chính phủ không cung cấp đủ vắc-xin cho người dân, cho rằng gia đình này rời đi ở thời điểm quan trọng.

Vu Lam

Cùng chuyên mục
XEM