Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm?

04/06/2021 15:28 PM | Kinh doanh

Nhiều người cho rằng thương hiệu thời trang nội địa (local brand) đã tìm được hướng đi sáng tạo và độc đáo trong cách làm content nhưng ý kiến khác lại cho rằng bộ ảnh khá phản cảm và đang cổ súy cho tệ nạn xã hội.

Cuối tháng 5 vừa qua, thương hiệu Môi Điên tung bộ ảnh thời trang mang tên "Cướp" với dàn cảnh nạn nhân và kẻ cướp diện trang phục của hãng. Bộ ảnh được hãng miêu tả ngắn gọn bằng 2 câu: "Cuộc đời ta ướt sũng tính điện ảnh khi ta #inmoidien" và "Để điên trong Bình Thường Mới, ta phải bất thường kiểu Mới".

Các bức trong bộ ảnh tập trung khai thác vào khía cạnh cảm xúc của nạn nhân và kẻ cướp thông qua biểu cảm trên gương mặt, hình thể người mẫu. Dù chỉ gồm 4 bức nhưng bộ ảnh này nhanh chóng thu hút hàng loạt tương tác với hơn 3.200 lượt thích và 800 lượt chia sẻ trên fanpage của Môi Điên.

Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm? - Ảnh 1.
Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm? - Ảnh 2.
Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm? - Ảnh 3.
Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm? - Ảnh 4.

Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến ngợi khen bộ ảnh có nội dung sáng tạo, "content đỉnh cao", "chất chơi",… nhiều người xem phản ứng khá gay gắt khi cho rằng bộ ảnh này không hề phê phán mà lại đang cổ súy cho tệ nạn xã hội. Những nhân vật trộm cướp thay vì bị xã hội lên án gay gắt nay lại được khen ngợi vì…đẹp trai.

Một số phản biện tiêu biểu của cộng đồng mạng như sau:

"Cá nhân tôi thấy bộ ảnh thời trang này không phù hợp. Nó có thể đẹp nhưng tạo cảm giác thi vị hóa việc cướp giật đồ bằng xe máy. Những người từng là nạn nhân của việc cướp giật khi nhìn thấy sẽ rất chạnh lòng".

"Có ai trong ê-kíp hiểu được cảm giác của các nạn nhân từng bị cướp không? Tại sao kẻ cướp lại có vẻ mặt đầy tính thỏa mãn của chiến thắng?"

"Từ bao giờ tệ nạn xã hội trở thành góc nhìn nghệ thuật của các bạn?"

Môi Điên là thương hiệu thời trang ra đời từ năm 2016, được thiết kế và sản xuất tại TPHCM. Môi Điên hướng tới tập khách hàng nam, nữ từ 25-30, không ngại thử nghiệm những điều mới lạ và đam mê thời trang đường phố (streetwear). Hiện đại diện thương hiệu Môi Điên chưa chính thức lên tiếng về những tranh cãi xoay quanh nội dung bộ ảnh.

Được biết, trên thế giới, nhiều góc nhìn nghệ thuật về các vấn đề gây tranh cãi trong xã hội cũng từng bị công chúng phản ứng gay gắt.

Năm 2014, tạp chí Vogue Italy đăng tải loạt hình mang tên "Horror Story" (Câu chuyện kinh dị) cùng khung cảnh những người đàn ông cầm dao, kéo truy sát phụ nữ. Nhiều người cho rằng thông điệp tạp chí thời trang hàng đầu gửi gắm bị bạo lực hóa không cần thiết. Số khác lại có ý kiến ngược lại khi nhận định Vogue Italy đang phơi bày những góc khuất trong xã hội và hiếm tạp chí nào làm được điều này.

Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm? - Ảnh 5.

Hay như Kim Kardashian cũng từng bị công chúng chỉ trích dữ dội khi làm làn da mình trở nên tối màu trong hình ảnh quảng bá của thương hiệu mỹ phẩm KKW Beauty. Không ít người cho rằng cô đã thể hiện hành động kỳ thị chủng tộc.

Bộ ảnh dàn cảnh cướp giật ở Sài Gòn của một thương hiệu thời trang gây tranh cãi: Đỉnh cao sáng tạo content hay phản cảm? - Ảnh 6.

Nhật Anh (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
XEM