Bloomberg: Việt Nam nằm trong nhóm phục hồi sản xuất mạnh nhất châu Á

01/07/2020 19:55 PM | Xã hội

Các nhà sản xuất châu Á đã hồi phục niềm tin trong tháng 6, thể hiện ở sự hồi phục của chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của khu vực khi nhu cầu từ Trung Quốc tăng.

Bloomberg đưa tin, PMI của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã cải thiện đôi chút, nhưng vẫn ở dưới mức 50. Trong khi sản lượng nhà máy ở Việt Nam và Malaysia đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 1 và tháng 12, trước khi Covid-19 lan rộng trong khu vực. PMI của Việt Nam là 51,1.

Chỉ số của Indonesia tăng gần 11 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ít nhất là năm 2011, song vẫn dưới 50.

 Bloomberg: Việt Nam nằm trong nhóm phục hồi sản xuất mạnh nhất châu Á  - Ảnh 1.

PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc - chỉ số tập trung nhiều hơn vào các công ty định hướng xuất khẩu nhỏ hơn, đã tăng từ 50,7 lên 51,2 trong tháng 6, một bản báo cáo phát hành hôm 1/7 cho thấy.

Một báo cáo khác từ Trung Quốc được công bố hồi đầu tuần cho thấy, PMI chính thức cho hoạt động của nhà máy Trung Quốc đã tăng từ 50,6 trong tháng 5 lên 50,9 trong tháng 6.

Thị trường tài chính tăng điểm trong quý II, lạc quan rằng việc mở cửa kinh tế trở lại trên toàn cầu sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và hồi phục tiêu dùng. Tuy nhiên, thất bại trong việc kiểm soát Covid-19 ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã kiềm chế sự phục hồi của PMI. Bloomberg Economics hiện dự báo kinh tế toàn cầu suy thoái 4,7% trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó về sự suy thoái 4%.

Chang Shu, Kinh tế trưởng Bloomberg Economics châu Á cho biết: Các chỉ số quản lý mua hàng sản xuất tháng 6 của châu Á cho thấy hầu hết các nền kinh tế đang phục hồi, mặc dù với các tốc độ khác nhau. PMI chính thức của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi đang tăng tốc, được hỗ trợ bởi nhu cầu bên ngoài. Một số nền kinh tế như Úc đã bước đầu phục hồi mạnh mẽ khi việc đóng cửa và giãn cách xã hội được nới lỏng. Một số quốc gia khác - đặc biệt là Nhật Bản - vẫn còn bị ảnh hưởng rất sâu/

Phân tích của Oxford Economics cho thấy xuất khẩu trong khu vực có khả năng sẽ nhận kết quả tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngay cả khi việc nới lỏng việc đóng cửa kinh tế đang mở đường cho sự phục hồi dần dần. "Việc giảm bớt các hạn chế toàn cầu và cải thiện nhu cầu của Trung Quốc là đáng khích lệ, nhưng chúng tôi dự báo xuất khẩu trong khu vực sẽ chịu áp lực trong ngắn hạn, do suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra".

Tại Hàn Quốc, xuất khẩu tiếp tục giảm trong tháng 6, nhưng với tốc độ chậm hơn so với các tháng trước. Các lô hàng đã giảm 10,9% so với cùng kỳ, nhưng đó là đã có sự cải thiện so với mức sụt giảm 23,6% trong tháng 5.

"Với bản chất chu kỳ của nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Hàn Quốc, có vẻ như cơ hội phục hồi dần dần từ cú sốc kinh tế Covid-19 đang tăng lên", Joe Hayes, một nhà kinh tế tại IHS Markit cho biết. "Nếu không có sự phục hồi bền vững trong nhu cầu, mức sản lượng sản xuất có thể sẽ rất yếu".

HA

Cùng chuyên mục
XEM