Bloomberg: Từ 'hầm trú ẩn an toàn', đồng USD trở thành khoản đặt cược không thể thiếu với nhà đầu tư

15/01/2021 21:46 PM | Kinh doanh

Khi việc làm và chi tiêu của người Mỹ tăng trở lại, nhà đầu tư nước quốc tế có thể sẽ nhanh chóng tiếp cận với việc nền kinh tế hồi phục. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng rút vốn khỏi cổ phiếu nước ngoài và đổ vào chứng khoán Mỹ. Để làm được điều này, họ sẽ cần đến USD. Và dòng vốn đó có khả năng sẽ thúc đẩy đồng bạc xanh.

Đồng USD từ lâu đã là "hầm trú ẩn" an toàn cho nhà đầu tư trên thế giới. Tuy nhiên, trong những giai đoạn hậu suy thoái với những gói kích thích tài khóa được tung ra, đồng tiền này có thể tăng giá gấp đôi nhờ khoản đặt cược vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu.

Với tâm lý đó, khi dòng vốn chảy vào Mỹ tăng lên, thì tỷ lệ đặt cược với đồng USD cũng tăng lên. Điều này khiến nhà đầu tư bước vào năm 2021 chứng kiến lượng bán khống đạt mức cao gần nhất trong 1 thập kỷ.

Chính phủ Mỹ đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế và có thể con số còn lớn hơn trong tương lai. Tất cả đều nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch, hồi phục trở lại sau việc tiêm chủng được tiến hành. Thị trường chứng khoán cũng đang rất chú ý đến vấn đề này, khi nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng những loại tài sản "nhạy cảm" với diễn biến của nền kinh tế như cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Elsa Lignos – trưởng phòng chiến lược Forex toàn cầu của RBC Capital Markets Global Head, nhận định: "Sự đồng thuận trong các dự báo kinh tế cho thấy Mỹ là 1 trong 2 nền kinh tế lớn dự kiến sẽ kết thúc năm 2021 tăng trưởng mạnh hơn so với năm ngoái."

Khi việc làm và chi tiêu của người Mỹ tăng trở lại, nhà đầu tư nước quốc tế có thể sẽ nhanh chóng tiếp cận với việc nền kinh tế hồi phục. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng rút vốn khỏi cổ phiếu nước ngoài và đổ vào chứng khoán Mỹ. Để làm được điều này, họ sẽ cần đến USD. Và dòng vốn đó có khả năng sẽ thúc đẩy đồng bạc xanh.

Lignos nói thêm: "Chúng tôi nghĩ rằng, nền kinh tế Mỹ có diễn biến tích cực hơn sẽ tạo lợi thế theo chu kỳ cho đồng USD so với các đồng tiền tệ G10. Từ trước đến nay, điều ngược lại hiếm khi xảy ra."

Hậu quả về sự hồi phục của đồng USD có thể là rất lớn. Đối với thị trường chứng khoán, mối tương quan nghịch biến giữa đồng bạc xanh và S&P 500 đã ở mức cao nhất trong nhiều năm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Sự suy yếu của đồng USD đã khuyến khích nhà đầu tư mua chứng khoán Mỹ - vốn được coi là tài sản đắt đỏ.

 Bloomberg: Từ hầm trú ẩn an toàn, đồng USD trở thành khoản đặt cược không thể thiếu với nhà đầu tư  - Ảnh 1.

Tỷ lệ tương quan nghịch biến giữa đồng bạc xanh và S&P 500.

Với tình trạng họ đổ xô đến thị trường chứng khoán Mỹ và do đồng USD, mối quan hệ đó có thể bị phá vỡ khi cả 2 đều tăng giá. Ngay cả hàng hóa cũng có thể trở nên ít bị tác động hơn đối với đồng USD, nếu gói hỗ trợ cơ sở hạ tầng tiếp tục được đưa ra.

Hoạt động bán khống đồng USD đã trở thành một giao dịch thu hút rất nhiều nhà đầu tư, sau khi đồng tiền này không chỉ đạt mức tăng trong năm 2020 mà còn là "hầm trú ẩn" trong suốt thời gian thương chiến Mỹ - Trung diễn ra. Chỉ số Bloomberg Dollar hiện đang giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018 – ngay trước thời điểm mâu thuẫn gia tăng.

Bank of America đã thực hiện một cuộc khảo sát với khách hàng, cho thấy hoạt động bán khống đồng USD là giao dịch được nhiều người thực hiện thứ 2 đối với họ, đứng sau hoạt động đầu tư vào cổ phiếu công nghệ. Dữ liệu từ CFTC cho thấy hoạt động đặt cược giá xuống đối với đồng bạc xanh ở mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ.

Theo đó, có thể thấy rằng, các chỉ báo kỹ thuật của đồng bạc xanh đang đưa ra tín hiệu về sự đảo ngược sau khi giảm trong 9 tháng kể từ tháng 3 "thảm họa". Dù có xu hướng giảm so với mức đỉnh năm 2020, ngưỡng hỗ trợ của đồng tiền này vẫn ở mức thấp năm 2018.

 Bloomberg: Từ hầm trú ẩn an toàn, đồng USD trở thành khoản đặt cược không thể thiếu với nhà đầu tư  - Ảnh 2.

Diễn biến của Bloomberg Dollar Index.

Ngoài ra, sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ cũng có tác động đến lãi suất thực. Lãi suất danh nghĩa đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây kể từ cuộc bạo động tại Điện Capitol. Trong khi đó, lạm phát cơ bản được dự kiến sẽ tiếp tục ổn định. Điều này có thể giúp lãi suất thực có được sự thúc đẩy và giúp Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các thị trường có lãi suất âm.

Nhà đầu tư quốc tế có thể nhận được động lực mua trái phiếu Kho bạc và trái phiếu Mỹ, hơn là trái phiếu trong nước. Theo đó, đồng USD sẽ trở thành một "carry trade" tiếp theo (chiến lược đầu tư vay một loại tiền tệ ở một quốc gia có lãi suất thấp để mua loại tiền tệ ở quốc gia có lãi suất cao hơn.)

Tuy nhiên, khó có khả năng đồng bạc xanh sẽ bứt phá mạnh. Trong bối cảnh gói kích thích có khả năng sớm được đưa ra, đồng USD sẽ suy yếu đầu tiên. Khi nền kinh tế hồi phục, nhà đầu tư có thể sẽ từ bỏ đồng USD cùng các loại kim loại vốn là "hầm trú ẩn", và mua tài sản rủi ro như ở các thị trường mới nổi.

Nhưng xu hướng này có thể không kéo dài, bởi sau đó lãi suất sẽ tăng mạnh và sự vượt trội của chứng khoán Mỹ sẽ thu hút nhà đầu tư quay trở lại. Do đó, lý thuyết "đồng USD cười" sẽ không còn đúng, khi sự hồi phục của đồng bạc xanh có thể sẽ kéo dài đến năm 2021.

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Từ khóa:  USD , hầm trú ẩn
Cùng chuyên mục
XEM