Bloomberg: Không chỉ hàng hóa vật chất, sản phẩm dịch vụ "ảo" cũng có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam

09/03/2020 09:16 AM | Xã hội

Rõ ràng, dịch coronavirus đã khiến việc sản xuất các thiết bị điện tử toàn cầu bị xáo trộn. Điều ít ai biết đến là, dịch bệnh này đồng thời cũng làm gián đoạn nguồn cung của một loại hàng hóa "ảo": đồ họa cho các trò chơi điện tử.

Ngoài iPhone, máy tính xách tay và máy chơi game, Trung Quốc cũng là cơ sở sản xuất công nghệ kỹ thuật số lớn nhất trong các trò chơi di động, PC và máy chơi game cầm tay.

Các nhà phát triển toàn cầu, từ Activision Blizzard Inc. đến Ubisoft Entertainment dựa vào các bên thứ ba ở Trung Quốc cho việc thiết kế các hiệu ứng trong game của họ. Điều này song hành với năng lực sản xuất với lực lượng lao động giá rẻ, có khả năng thu hút các đơn đặt hàng sản xuất từ Apple Inc. và Nike Inc.

Khi COVID-19 bùng nổ, các công ty trên khắp các trung tâm trò chơi ở Thượng Hải và Thành Đô đã không thể giao các sản phẩm đồ họa trang phục, áo giáp và các tài sản kỹ thuật số khác đúng hạn. Nguyên nhân là các nhà thiết kế đã không thể đến studio làm việc bởi các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt - một trở ngại lớn đối với công việc đòi hỏi bảo mật dữ liệu và mạng nghiêm ngặt, phải làm việc với các máy trạm công suất cao.

Điều đó buộc các công ty chơi game phải giảm hoặc hủy đơn đặt hàng. Theo những người trong ngành, họ sẽ tìm kiếm các lựa chọn thay thế ở Đông Nam Á và châu Âu để xử lý sự trì trệ này.

Các nhà phân tích của Jefferies do Ken Rumph dẫn đầu ước tính rằng có tới 50% sự sáng tạo nghệ thuật trong các trò chơi phương Tây được thực hiện ở Trung Quốc, hoặc bởi các công ty địa phương của các nhà phát triển lớn như Ubisoft và Electronic Arts Inc., hoặc bằng cách thuê ngoài. "Nếu sự đình trệ này lan rộng, chúng tôi dự báo sẽ có một danh sách dài các trò chơi bị chậm tiến độ", họ đã viết trong một ghi chú hồi tháng 2.

Mặc dù chưa có các con số chính xác về sự gián đoạn này, ngành công nghiệp trò chơi đã bị giáng một đòn đau vì sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhà phát triển người Mỹ của game nhập vai khoa học viễn tưởng nổi tiếng The Outer Worlds cho biết vào tháng 2, họ đã phải trì hoãn việc phát hành phiên bản Nintendo Switch - sau khi studio có trụ sở tại Trung Quốc mà công ty này thuê để điều chỉnh trò chơi đã phải tạm dừng hoạt động trong thời gian bùng phát virus.

"Chúng tôi đã phải làm lại tất cả các kế hoạch cho dự án của mình", Philip cho biết. Philippe Angely, một giám đốc điều hành cấp cao của Virtuos Ltd. - công ty đang xây dựng bản Switch của The Outer Worlds.

Với 1.200 nhà phát triển trên khắp các thành phố Thượng Hải, Thành Đô và Tây An, Virtuos ước tính trung bình mỗi dự án sẽ bị trì hoãn khoảng 2 tuần, và kết quả là giảm một nửa doanh thu tháng hai.

 Bloomberg: Không chỉ hàng hóa vật chất, sản phẩm dịch vụ ảo cũng có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam  - Ảnh 1.

Virtuos, có khách hàng bao gồm Ubisoft, Square Enix Holdings Co. , và Riot Games của Tencent Holdings Ltd. , mới chỉ trở lại hoạt động đầy đủ công suất trong vài ngày qua, nhưng vẫn bị cản trở bởi những hạn chế của địa phương. Chẳng hạn, 600 nhân viên của họ ở Thành Đô, phải luân phiên trong hai ca làm việc 8 giờ để tuân thủ các giới hạn do chính phủ yêu cầu đối với số lượng người tối đa được ở khu vực văn phòng.

Ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến là một trong số ít những ngành hưởng lợi từ sự bùng phát của coronavirus, vì thời gian và tiền bạc dành cho các trò chơi đã tăng lên khi hàng triệu người bị cách ly trong nhà. Nhưng tác động đến nguồn cung lại rất tiêu cực.

 Bloomberg: Không chỉ hàng hóa vật chất, sản phẩm dịch vụ ảo cũng có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam  - Ảnh 2.

"Các nhà phát triển và nhà phát hành có thể tạo doanh thu - miễn là họ có các trò chơi đang chạy. Đối với các công ty gia công, chúng tôi phải làm việc mỗi ngày thì mới có tiền", Zhang Jian, phó chủ tịch điều hành của Sheer có trụ sở tại Thành Đô, đã làm việc với các khách hàng bao gồm Tencent, NetEase Inc. và Ubisoft.

"Để ngăn chặn sự lây nhiễm mà vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, Sheer đã chuyển một nửa trong số 300 nhà phát triển của mình sang một tầng văn phòng mới mà công ty vừa thuê", Zhang nói. Nhân viên được yêu cầu ngồi các bàn tách biệt và đeo khẩu trang suốt cả ngày. Tuy nhiên, khoảng 6 dự án của công ty ông - cả từ Trung Quốc và nước ngoài - đã bị cắt giảm hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn. Studio này - nơi cung cấp các dịch vụ từ nghệ thuật ý tưởng đến tạo hiệu ứng 3D và hoạt hình nhân vật - sẽ không thể nhận đơn đặt hàng mới cho đến cuối tháng 3, Zhang nói.

"Sự ảnh hưởng đến dòng tiền sẽ kéo dài trong cả năm", ông nói. "Chúng tôi không gặp nguy hiểm lớn, nhưng chúng tôi sẽ cảm thấy an toàn hơn rất nhiều nếu có nhiều đơn đặt hàng".

 Bloomberg: Không chỉ hàng hóa vật chất, sản phẩm dịch vụ ảo cũng có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam  - Ảnh 3.

Không giống như chuỗi cung ứng cho hàng hóa vật chất, việc chuyển sản xuất một số sản phẩm kỹ thuật số ra khỏi Trung Quốc có thể được thực hiện tương đối nhanh chóng. Năm ngoái, Ubisoft đã mở một studio mới tại Việt Nam trong khi Sony tiết lộ kế hoạch xây dựng một studio Malaysia để làm game cho máy chơi game PlayStation.

"Những động thái như vậy giúp các công ty toàn cầu khai thác tài năng địa phương rẻ hơn và giảm nguy cơ gián đoạn khu vực vì coronavirus", Darang S. Candra, nhà phân tích tại Jakarta - đối tác với nhà nghiên cứu trò chơi Niko Partners cho biết.

"Ở Đông Nam Á, công ty Appota của Việt Nam, Streamline Studios của Malaysia và Asiasoft của Thái Lan là những ví dụ về những cái tên có khả năng nhận đơn đặt hàng từ Trung Quốc", ông nói thêm. "Riêng đối với các trò chơi đang nhắm vào thị trường Trung Quốc, chúng tôi hy vọng sẽ không có sự chuyển dịch nào xảy ra trong tương lai gần. Tuy nhiên, một số công việc gia công có thể di chuyển ra ngoài Trung Quốc nếu tình hình không sớm hồi phục".

 Bloomberg: Không chỉ hàng hóa vật chất, sản phẩm dịch vụ ảo cũng có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam  - Ảnh 5.

Theo Hoàng An

Cùng chuyên mục
XEM