Bị xô ngã, cô bé nghiêm mặt NÓI ĐÚNG 1 CÂU mà bạn học phải rối rít xin lỗi, cô giáo tấm tắc khen: Nhà này quả khéo dạy con!

17/02/2022 21:16 PM | Sống

Để con không là nạn nhân của bạo lực học đường, cha mẹ cần có biện pháp giáo dục ngay từ khi con còn nhỏ.

Tình trạng bạo lực học đường càng gia tăng và diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề nóng được nhà trường, xã hội và gia đình quan tâm. Những hậu quả mà bạo lực học đường để lại đối với thân thể và tinh thần đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và tương lai của học sinh nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Để giải quyết vấn đề này, cần sự chung tay của gia đình và nhà trường. Nhưng quan trọng nhất là từ phía gia đình, cha mẹ cần có phương pháp giáo dục con cái phòng tránh bị bắt nạt ngay từ khi con còn nhỏ. Câu chuyện xảy ra tại Trung Quốc dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm phương pháp dạy con tự vệ.

Gia đình cô Đỗ có con gái nhỏ mới đi học mẫu giáo vào năm ngoái. Mẹ chồng cô Đỗ luôn lo lắng đứa cháu nội quá ngoan hiền sẽ bị bạn học bắt nạt. Bà muốn cháu học muộn thêm một năm con dâu nhất quyết không đồng tình. Cô Đỗ cho rằng phải đi học đúng tuổi, nếu chậm trễ sẽ bị trì hoãn nhiều thứ.

Để mẹ chồng yên tâm và cũng là cách bảo vệ cô con gái nhỏ, cô Đỗ đã dạy con một số kiến thức bảo vệ bản thân, phòng tránh việc là nạn nhân của bạo lực học đường. Cô luôn dặn con nếu bị bạn bắt nạt thì không được sợ hãi, khóc lóc hay chạy trốn. Con có thể đến gặp trực tiếp giáo viên và chia sẻ câu chuyện với mẹ để tìm cách giải quyết. Cô Đỗ cũng dặn con tuyệt đối không được vì sợ hãi mà giấu gia đình.

Để giúp con hiểu rõ bài học hơn, cô đã cùng con gái chơi trò "nhập vai" tại nhà. Trước những tình huống xấu xảy ra, cô hướng dẫn con cách đối phó khi bị bắt nạt. Con gái cô hào hứng và chăm chú lắng nghe.

Bị xô ngã, cô bé nghiêm mặt NÓI ĐÚNG 1 CÂU mà bạn học phải rối rít xin lỗi, cô giáo tấm tắc khen: Nhà này quả khéo dạy con! - Ảnh 1.

Ngay từ khi còn nhỏ, cô Đỗ đã dạy con cách bảo vệ bản thân khi bị bạn học bắt nạt. (Ảnh minh họa)

Đúng như những gì bà nội lo lắng, khoảng một tháng sau, bé gái bị bạn học bắt nạt. Trong một lần chơi ở sân trường, khi cô bé đang đứng trên cầu trượt thì một bạn nam chạy đến, xô ngã từ phía sau. May mắn là cô bé chỉ bị trầy xước nhẹ, không bị thương nặng. Cô bé rất tức giận, định đẩy lại bạn nhưng chợt khựng lại.

Cô bé bắt bạn nam nói lời xin lỗi nhưng cậu bé bướng bỉnh kia không chịu. Cô bé nghiêm mặt lại, hỏi các bạn xung quanh có thấy hành vi xấu vừa rồi, các bạn đều gật đầu. Sau đó, bé tiếp tục đanh giọng: "Có các bạn ở đây làm chứng, nếu bạn nói lời xin lỗi thì chúng ta vẫn là bạn tốt, mình cũng không mách cô giáo nữa".

Hôm đó, đến trường đón con, cô Đỗ được cô giáo thuật lại sự việc và hết lời khen cách giáo dục của gia đình. Nghe vậy, cô mừng lắm, vậy là bao nhiêu cố gắng dạy dỗ không vô ích. Con gái cô thật sự đã biết tự bảo vệ bản thân.

Phương pháp giáo dục của người mẹ này đáng để học hỏi. Nhiều bậc cha mẹ rất bức xúc khi thấy con dễ bị bắt nạt, đổ lỗi cho con mà không hề nhìn lại phương pháp giáo dục của mình. Vậy làm sao để con biết bảo vệ bản thân?

Bị xô ngã, cô bé nghiêm mặt NÓI ĐÚNG 1 CÂU mà bạn học phải rối rít xin lỗi, cô giáo tấm tắc khen: Nhà này quả khéo dạy con! - Ảnh 2.

Những đứa trẻ đều có thể là nạn nhân của bạo lực học đường, xin hãy giáo dục con phòng tránh càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)

Trau dồi ngay cho con 2 tính cách cực hay

1. Tự tin, không hoảng hốt khi bị ức hiếp

Trong thế giới học đường luôn tồn tại những kiểu học sinh có thái độ hung hăng, coi việc bắt nạt người khác là niềm vui. Những học sinh này thường chọn đối tượng mềm yếu, ít nói, ít bạn bè để ức hiếp.

Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện tính cách cứng rắn, mạnh mẽ cho con. Trước mọi vấn đề xảy ra, không được nhu mì im lặng, cũng không nên đánh trả. Cần dạy con bình tĩnh răn đe đối phương trước. Trước thái độ quyết liệt như vậy, chắc chắn đối phương sẽ dè chừng và bỏ đi.

Bị xô ngã, cô bé nghiêm mặt NÓI ĐÚNG 1 CÂU mà bạn học phải rối rít xin lỗi, cô giáo tấm tắc khen: Nhà này quả khéo dạy con! - Ảnh 3.

Khi bị bắt nạt, cần bình tĩnh, nghiêm giọng đe dọa lại. (Ảnh minh họa)

2. Biết cách tìm người giúp đỡ

Ở trường, những đứa trẻ thu mình, ít giao tiếp thường dễ bị bắt nạt. Bởi thứ nhất, những học sinh này không có bạn bè, không có người giúp đỡ. Còn điều thứ hai, do tính cách không hòa đồng nên sau khi bị bắt nạt cũng không dám kể với ai, không cầu cứu giáo viên. Vậy là vòng luẩn quẩn diễn ra, những kẻ hung hăng lần sau lại tiếp tục ức hiếp.

Cha mẹ hãy hướng dẫn con kết bạn nhiều hơn, tự tin giao tiếp. Sau đó hãy giáo dục trẻ, nếu bị người khác bắt nạt, cần nói ngay với bạn thân và giáo viên. Tuyệt đối không được im lặng. Im lặng không giải quyế triệt để được vấn đề, chỉ tạo cơ hội cho kẻ bắt nạt tiếp tục hành vi xấu.

Bị xô ngã, cô bé nghiêm mặt NÓI ĐÚNG 1 CÂU mà bạn học phải rối rít xin lỗi, cô giáo tấm tắc khen: Nhà này quả khéo dạy con! - Ảnh 4.

Hãy dạy trẻ tuyệt đối không được im lặng nếu bị bắt nạt, cần báo ngay với giáo viên chủ nhiệm. (Ảnh minh họa)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của bạo lực học đường ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý học sinh. Sau khi bị bắt nạt, trẻ thường suy nghĩ tiêu cực về bản thân, trở nên thiếu tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập. Nguy hại hơn, một số trẻ có thể sẽ sống cả đời với cái bóng tâm lý kinh hoàng ấy, không có cách nào vượt qua.

Việc giáo dục con cách tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị bắt nạt ở chốn học đường là điều cấp thiết. Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm vấn đề này. Việc đầu tiên có thể làm là ngăn chặn trước hành vi. Hãy rèn luyện tính cách tự tin, mạnh mẽ cho con, tránh mềm yếu. Ngoài ra, cần thường xuyên cho con tham gia các hoạt động thể dục. Việc làm này vừa giúp con khỏe mạnh lại có kỹ năng tự vệ khi xảy ra tình huống xấu.

Hơn thế nữa, cha mẹ hãy nhấn mạnh cho con hiểu, hành vi bắt nạt không chỉ thể hiện ở việc đánh đập mà còn bằng lời nói, chẳng hạn như: Chửi thề, đặt biệt danh chế giễu, kêu gọi sự tẩy chay,... Tất cả đều để lại tác hại không kém so với việc sử dụng vũ lực. Ngoài ra, việc trẻ được cung cấp kiến thức về bạo lực học đường và các biện pháp xử lý sẽ nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM