Bị sếp mắng, cô gái 20 tuổi rơi vào trầm cảm, toàn thân cứng đờ, gọi hỏi không đáp
Cô gái không có bất kỳ phản xạ cơ thể nào với thế giới xung quanh, không khác gì một bức tượng.
Cô Lý đến từ Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc), khoảng 20 tuổi, là một nhân viên văn phòng. Cô thường xuyên phải chịu nhiều áp lực công việc. Ngoài ra, cách đây một thời gian cô còn bị sếp chỉ trích nặng nề vì các vấn đề trong công việc.
Sau khi về nhà, cô bắt đầu cảm thấy chán nản, một tháng sau, cơ thể cô đột nhiên không còn phản xạ nào với thế giới xung quanh nữa, cô trở nên cứng đơ và tê liệt, chẳng hạn như nếu kê một chiếc gối quanh cổ sau đó lấy nó ra thì đầu cô vẫn ở trạng thái lơ lửng trong không khí, giống như khi đang có một chiếc gối kê bên dưới vậy.
Theo tờ Red Star của Trung Quốc, các các sĩ cho biết, đây thực chất là một loại trầm cảm, thuộc trạng thái trầm cảm sững sờ. Triệu chứng chính là không nói chuyện, không cử động, không ăn uống và không đáp lại các lời gọi hỏi.
Hóa ra, cô Lý sống rất nội tâm và không muốn tâm sự với gia đình, bạn bè về bất cứ điều gì. Theo thời gian, áp lực tích tụ trong lòng và cô không thể trút bỏ nó một cách hợp lý, dẫn đến trầm cảm. Sau sự việc này, cô Lý cho biết sau này cô sẽ từ từ học cách giải tỏa cảm xúc.
Theo Cleverland Clinic, trầm cảm sững sở được phân loại là một chứng trầm cảm không điển hình - (còn gọi là trầm cảm nặng với các đặc điểm không điển hình) là một loại trầm cảm cụ thể trong đó các triệu chứng không tuân theo các tiêu chuẩn truyền thống.
Một triệu chứng đặc trưng của chứng trầm cảm không điển hình là cải thiện tâm trạng tạm thời để đáp ứng với các sự kiện tích cực thực tế hoặc tiềm ẩn. Điều này được gọi là phản ứng tâm trạng. Các triệu chứng chính khác bao gồm tăng cảm giác thèm ăn và nhạy cảm với sự từ chối.
“Không điển hình” không có nghĩa là tình trạng này kỳ lạ hay bất thường. Nó chỉ khác với chứng trầm cảm “điển hình”.
Trầm cảm không điển hình có khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ gấp đôi so với nam giới. Nó có xu hướng bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi.
Để phòng ngừa chứng trầm cảm không điển hình, bạn nên thực hiện các việc sau:
- Kiểm soát căng thẳng bằng các chiến lược ứng phó lành mạnh.
- Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm.
- Nói về cảm xúc của bạn với người mà bạn tin tưởng.
Nguồn: Red Star