Bị nghi sở hữu 'long bào' giả, người đàn ông chất vấn: Có biết tôi là ai không?

26/05/2023 08:28 AM | Sống

Thân thế thực sự của người đàn ông này đã lập tức khiến các chuyên gia lập tức rút lại lời kết luận của mình.

Tại buổi phát sóng trực tiếp chương trình thẩm định kho báu, người dẫn chương trình giới thiệu với khán giả và các chuyên gia về một người tham gia chương trình tên Jack, là một Hoa kiều sinh sống tại Anh đã lâu. 

Jack tự giới thiệu rằng ông sinh ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và sống ở đó hơn mười năm, mãi đến khi Jack lên cấp hai, ông nội của ông cùng gia đình mới chuyển đến sinh sống tại Anh. Mặc dù đã sống ở nước ngoài trong nhiều thập kỷ nhưng ông vẫn luôn nhớ quê hương. Khi đã lớn tuổi, ông lại càng muốn trở về Bắc Kinh an hưởng tuổi già.

Đưa món đồ gia truyền trăm năm đi kiểm định rồi bị phán là giả, người đàn ông chất vấn: Có biết tôi là ai không? - Ảnh 1.

Món đồ mà Jack mang đến chương trình là một chiếc long bào

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Jack cuối cùng đã đưa ra quyết định trở về Trung Quốc cùng với món bảo vật gia truyền 4 đời của gia đình với mong muốn được hiến di vật văn hóa này cho bảo tàng. Tuy nhiên, trước khi mang đến bảo tàng báu vật gia truyền nói trên, ông muốn nhờ các chuyên gia thẩm định xem xét trước để xác định liệu cổ vật này có đáng giá đến vậy không. 

Bước vào trường quay, Jack lập tức khiến nhiều người bất ngờ khi mang theo một khung tranh lớn. Trong khung tranh là một chiếc áo choàng thêu long văn bay tỉ mỉ, món đồ mà chỉ các hoàng đế của triều đại nhà Thanh mới được sử dụng.

Ngay khi nghe Jack mô tả ngắn gọn, trong khán phòng đã nổ ra một cuộc thảo luận sôi nổi. Đa phần đều cho rằng, với chiều dài lịch sử kéo dài hơn 5.000 năm của Trung Quốc, việc một món đồ quý hiếm như vậy còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay quả thực không hề dễ dàng.

Các chi tiết được thêu vô cùng tỷ mỉ trên món đồ cổ quý hiếm

Sau khi chiếc áo được các chuyên gia xem xét kỹ lưỡng, một chuyên gia bắt đầu giải thích rằng thời xưa, áo choàng của vua thường được gọi là "long bào". Khác với những gì mà công chúng biết, long bào không chỉ có màu vàng mà còn có các màu sắc khác vào thời nhà Thanh, khi nền kinh tế và công nghệ nhuộm màu vải đã dần phát triển.

Theo ghi chép, có khoảng 4 màu sắc được các hoàng đế của triều đại nhà Thanh sử dụng cho trang phục của mình là vàng, trắng, đỏ và lam. Trong số đó, màu vàng thường được mặc như quần áo bình thường, màu xanh lam và trắng được mặc khi hoàng đế muốn bày tỏ lòng thành kính mới mặt trời và mặt trăng, màu đỏ được mặc khi tổ chức một sự kiện lớn. 

Đưa món đồ gia truyền trăm năm đi kiểm định rồi bị phán là giả, người đàn ông chất vấn: Có biết tôi là ai không? - Ảnh 3.

Món đồ mà Jack mang đến chương trình là một chiếc long bào

Với chiếc áo của Jack mang đến, nó không thuộc loại nào trong các màu sắc nói trên mà lại có màu xanh đậm. Dù có đủ các họa tiết giống như một chiếc "long bào" xịn nhưng vị chuyên gia này cũng nhanh chóng đưa ra kết luận của mình rằng chiếc áo này thực chất là hàng giả. Thậm chí, chuyên gia này còn cho rằng nên tiêu hủy ngay sản phẩm này vì nó hàng nhái, rất dễ khiến những người sưu tầm đồ cổ mắc bẫy.

Đáp lại lời kết luận của các chuyên gia thẩm định, Jack bất ngờ lên tiếng phản đối. Ông khẳng định"Chiếc áo choàng rồng này phải là hàng thật! Có biết tôi là ai không?"

Lời khẳng định của Jack đã khiến cho không chỉ các khán giả mà các chuyên gia cũng vô cùng ngỡ ngàng. Toàn bộ người có mặt ở trường quay đều tò mò lý do thực sự của người đàn ông này.

0

Người đàn ông tiết lộ thân thế thật sự của mình

Để giải thích cho chính câu hỏi của mình, Jack tiếp tục giới thiệu rằng ông thuộc họ Ái Tân Giác La và là hậu duệ của người Mãn Châu. Ông cho biết, ông cố nội của ông từng là một thương nhân hoàng gia trong Tử Cấm Thành nên thường xuyên được tiếp xúc với hoàng đế. 

Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, ông cố của ông đã mang theo chiếc áo rồng này và truyền lại cho con cháu đời sau như một vật báu. Trên thực tế, trước khi trở lại Trung Quốc, Jack đã đến gặp các chuyên gia nước ngoài để thẩm định và cho biết chiếc áo này được định giá lên tới 200 triệu NDT (hơn 650 tỷ đồng). 

Sau khi Jack nói xong, những người có mặt tại hiện trường đều sững sờ, họ không ngờ rằng di tích văn hóa đã được các chuyên gia xác định là giả này lại là hàng thật. Lý giải về màu sắc lạ của chiếc áo, theo một cuốn sách sử ghi lại, quần áo của hoàng đế trong triều đại nhà Thanh không chỉ có 4 màu, mà còn có một số màu hiếm khác. Dựa theo những dữ liệu này, có thể khẳng định chiếc áo choàng này chắc chắn là thật.

Theo Thanh Tâm

Cùng chuyên mục
XEM