Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị

20/07/2019 07:30 AM | Sống

Việc lựa chọn người kế vị một cách rõ ràng và nhất quán là cách những gia tộc ở Nhật Bản có thể xây dựng những đế chế kinh doanh hàng trăm năm tuổi.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 1.

Khách sạn lâu đời nhất đang hoạt động không phải nằm ở Paris, London hay Rome. Theo sách Kỷ lục Thế giới Guinness, khách sạn lâu đời nhất thế giới nằm ở Yamanashi, Nhật Bản. Nó có tên là Nisiyama Onsen Keiunkan, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 705 sau công nguyên. Khách sạn lâu đời thứ 2 thế giới cũng nằm ở Nhật Bản và nó có tên Hoshi Ryokan, ra đời năm 718.

Không chỉ có 2 khách sạn lâu đời nhất thế giới, Nhật Bản còn là quê hương của rất nhiều kỷ lục trường tồn. Sudo Honke, nhà sản xuất rượu sake lâu đời nhất thế giới, bắt đầu hoạt động năm 1141. Trước khi sáp nhập với một công ty khác năm 2006, doanh nghiệp gia đình còn hoạt động lâu đời nhất thế giới là Kongo Gumi, chuyên xây dựng đền thờ với tuổi đời hơn 1.400 năm.

Danh sách này được nối dài với Yamanashi Prefecture, công ty chuyên làm đồ thờ phật và trang phục cho các nhà sư từ năm 1024. Ichimojiya Wasuke là công ty bánh kẹo lâu đời nhất Nhật Bản, ra đời năm 1000. Nakamura Shaji, công ty chuyên xây dựng đền thờ chính thức hoạt động năm 970 hay Tanaka Iga, một công ty khác có trụ sở ở Tokyo hoạt động trong lĩnh vực chế tác đồ phục vụ Phật giáo, ra đời năm 885.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 2.

Rõ ràng, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một quốc gia có bề dày lịch sử với một nền kinh tế lâu đời lại có những doanh nghiệp lâu đời. Phần lớn các công ty hàng trăm năm tuổi ở Nhật Bản thuộc sở hữu của các gia đình. Chúng ra đời để phục vụ thương mại từ thế kỷ thứ 8 dọc theo tuyến đường từ Tokyo tới Kyoto. Thương mại phát triển, dân số đông mang lại một nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ ở Nhật Bản từ rất lâu trước khi công nghiệp hóa những năm 1870.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, những doanh nghiệp được thành lập sớm không đồng nghĩa với việc chúng sẽ tồn tại lâu dài. Sở dĩ, Nhật Bản có những công ty gia đình có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí là hơn một thiên niên kỷ, bắt nguồn từ sự thống nhất trong lựa chọn người kế nghiệp, yếu tố được truyền từ đời này sang đời khác.

Thông thường, người Nhật chỉ chuyển giao cơ nghiệp tổ tiên cho một người duy nhất và thường là người con trai cả. Đây là người được toàn quyền quyết định đường lối kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của công ty. Những anh em khác hoàn toàn không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh mà không có sự cho phép của người đứng đầu.

Dù những quan niệm cổ xưa đã phai nhạt nhiều trong thế kỷ 20, chủ sở hữu các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn thường chuyển cơ ngơi cho một người thừa kết duy nhất. Dù có sự giúp đỡ của gia đình, bao gồm cả những người lớn tuổi và có kinh nghiệm, người thừa kế vẫn là người duy nhất chịu trách nhiệm chèo lái đế chế.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 3.
Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 4.

Tuy nhiên, trên thực tế, các ông chủ người Nhật không mù quáng trao quyền kế nghiệp cho con. Họ sẽ dành một khoảng thời gian để xem con mình có thể thực sự chèo lái đế chế kinh doanh của gia đình hay không. Nếu người thừa kế không xứng đáng, các ông chủ có thể nhận con nuôi, thường sẽ kết hôn với con gái của người chủ, để nối nghiệp và tiếp tục kinh doanh. Điều này cũng được áp dụng khi người chủ không có con trai.

Năm 2011, hơn 90% trong số 81.000 cá nhân được nhận nuôi ở Nhật Bản là người trưởng thành. Hầu hết những người được nhận nuôi ở Nhật Bản là nam giới, tuổi từ 25 tới 30. Trong tục ngữ của người Nhật Bản có một câu nói rằng: "Bạn không thể chọn con trai nhưng có thể chọn con rể". Đó chính cách mà người Nhật vẫn làm để duy trì đế chế của gia đình.

Một nghiên cứu cho thấy, các công ty được điều hành bởi những người thừa kế con nuôi vượt trội hơn so với các doanh nghiệp với người thừa kế là con đẻ. Trong khi đó, công ty được điều hành bởi người thừa kế là con (nuôi hoặc đẻ) đều có hiệu suất hoạt động tốt hơn so với các công ty thông thường. Sự nối nghiệp rõ ràng mang đến những hiệu quả tốt trong kinh doanh.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 5.

Tuy nhiên, trong quãng thời gian hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, một quốc gia thường trải qua rất nhiều sóng gió, hưng thịnh cũng như suy tàn. Đó cũng chính là những thời khắc đưa doanh nghiệp bay cao hay dìm doanh nghiệp xuống vũng bùn. Tuy nhiên, vì sao các công ty của Nhật Bản có thể tồn tại tới cả nghìn năm?

Câu trả lời thuyết phục nhất có lẽ nằm ở cách đối xử của chính phủ Nhật Bản với các doanh nghiệp gặp khó khăn. Ulrike Schaede, giáo sư chuyên nghiên cứu các doanh nghiệp Nhật Bản tại U.C. San Diego, cho biết, trong lịch sử, các ngân hàng Nhật Bản luôn sẵn sàng giúp đỡ những doanh nghiệp vô vọng nhất mà không mảy may suy nghĩ. Giữa năm 1955 đến 1990, chỉ có 72 công ty Nhật Bản phá sản. Lý do là các ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho họ.

Nhật Bản hiện có hơn 50.000 doanh nghiệp trên 100 tuổi, trong đó cố gần 4.000 doanh nghiệp có tuổi đời trên 200 năm. Theo một nghiên cứu, chỉ có một trong 4 công ty của Mỹ được thành lập năm 1994 vẫn còn hoạt động vào năm 1994. Số doanh nghiệp trăm tuổi ở Mỹ cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 6.

Tại Ise, có một ngôi đền nổi tiếng trong văn hóa Thần đạo của Nhật Bản. Dù có khoảng 80.000 ngôi đền trên quốc đảo này nhưng ngôi đền có tên The Shrine ở Ise rất độc đáo vì đây là nơi thờ nữ thần tồn quý nhất và cũng được coi là quê hương của người Yamoto. Thời kỳ đỉnh cao, có hàng triệu người hành hương tới ngôi đền này mỗi năm.

Bây giờ, Ise là một thị trấn đìu hiu với tình trạng dân số già và giảm. Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm lịch sử, The Shrine vẫn đang tuân theo một quy luật độc đáo có tên Shikinen Sengu, nghĩa là 20 năm một lần. Theo đó, cứ sau 2 thập kỷ, tất cả ngôi đền bị phá hủy và xây dựng lại ở một không gian liền kề. Việc chuẩn bị xây dựng ngôi đền mới bắt đầu ngay khi ngôi đền cũ được xây dựng xong.

Bằng cách xây lại 20 năm/lần, kỹ thuật xây dựng ngôi đền sẽ được truyền qua các thế hệ và đảm bảo rằng kiến trúc đó sẽ được lưu giữ suốt hàng nghìn năm. Nó trái ngược với phục dụng những công trình hàng trăm năm, thậm chí là hơn 1.000 năm tuổi ở Nhật Bản. Các kỹ sư hiện đại hoàn toàn không biết phải sửa chữa như thế nào với các công trình này.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 7.

Kongo Gumi vẫn được coi là doanh nghiệp lâu đời nhất trên thế giới còn hoạt động. Họ cũng đang nắm giữ những kỹ năng xây dựng và kiến trúc cổ xưa, giúp đảm trách thực hiện tái phục dụng những ngôi thờ cổ. Tuy nhiên, việc vận hành không tốt đã khiến doanh nghiệp này bị thâu tóm năm 2006. Sự thất bại của Kongo Gumi trở thành bài học điển hình để các doanh nghiệp Nhật Bản tránh khỏi vết xe đổ để có thể tồn tại thêm 100 năm nữa.

Theo Nikkei, khoảng 50% nhân sự quản lý ở Nhật Bản sẽ ngoài 70 tuổi và 1,27 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ không có những kế hoạch phù hợp cho tình hình mới. Năm 2016, 30.000 công ty ở Nhật Bản bị thanh lý không phải vì phá sản mà vì các lý do khác, trong đó nổi bật là không có người kế nhiệm. Thậm chí, nhiều bí kíp truyền thống cũng bị chôn vùi với sự ra đi của người sáng lập.

Trong khi đó, về mặt chính sách, năm 2000, chính phủ nước này thông qua luật phá sản mới, thay thế cho điều luật năm 1922. Theo đó, các công ty không hoạt động sẽ không còn nhận được hỗ trợ từ các ngân hàng trừ khi họ có một kế hoạch chắc chắn để thay đổi tình trạng bê bết của chính mình. Thời gian chuyển giao giữa việc áp dụng luật mới thay cho luật cũ được cho sẽ kéo dài trong khoảng 15 năm.

Bí mật trường tồn của những công ty gia đình Nhật Bản: Sẵn sàng loại con đẻ, chọn người dưng kế vị - Ảnh 8.

Trong khi đó, văn hóa lâu đời của người Nhật Bản cũng đang có dấu hiệu bị xói mòn trong những thập kỷ gần đây và nó làm khó các doanh nghiệp hàng trăm năm tuổi của Nhật Bản. Khác với các thế hệ trước, người Nhật trẻ không còn để tâm quá nhiều nhiều đến truyền thống. Ngoài ra, dân số đang ngày càng già hóa khiến nhu cầu sụt giảm, từ đó làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp hàng trăm năm tuổi.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc, sẵn sàng rót vốn sạch để thúc đẩy các doanh nghiệp lâu đời Nhật Bản phát triển. Tuy nhiên, tiền có vẻ không phải là vấn đề với người Nhật mà chính là yếu tố con người. Người Nhật muốn giao doanh nghiệp của mình cho những người họ tin tưởng. Đó là điều đã tồn tại hàng trăm năm qua.

Tổng hợp)

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM