Bé gái mắc bệnh lậu, mẹ đau đớn nghi con bị xâm hại nhưng cả nhà tá hoả phát hiện nguyên nhân từ chính hành động của bác giúp việc

01/04/2022 20:00 PM | Sống

Dù cả hai vợ chồng chị K. đều không mắc bệnh tình dục nhưng con gái chị bất ngờ được phát hiện mắc bệnh lậu.

Bé Bông, con gái chị V.T.K (Hà Nội) chưa đi học nên ngay khi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm bé mắc bệnh lậu khiến cho chị vô cùng bàng hoàng. Chị K. lo ngại con mình có thể bị xâm hại tình dục nhưng bác sĩ kiểm tra vùng kín của cháu thì không phát hiện ra dấu hiệu gì của việc bị xâm hại.

Sau đó, bác sỹ gợi ý nguyên nhân mắc bệnh lậu cũng có thể lây qua việc mặc chung hoặc ngâm giặt chung quần áo nên cả nhà chị K. cuống cuồng đi làm xét nghiệm. Kết quả, người bị mắc bệnh lậu không phải là vợ chồng chị K. mà là bác giúp việc. Hóa ra cháu Bông bị lây bệnh lậu từ người giúp việc do ngâm và giặt chung quần áo với cháu.

Cũng vì giặt chung quần áo mà cả gia đình anh T. (ở quận Long Biên, Hà Nội) đã bị lây sốt siêu vi. Biết chồng bị sốt siêu vi nên chị L. đã rất cẩn thận khi để chồng nằm cách ly riêng một phòng, không cho tiếp xúc với hai con nhỏ.

Thế nhưng cuối cùng cả nhà chị đều bị lây bệnh từ anh T. Chị Lan nói với bác sĩ rằng mình đã cách ly, không dùng chung bát đĩa, cốc chén, khăn mặt vì thế nguyên nhân làm lây bệnh cho cả nhà chỉ có thể là từ… chiếc máy giặt.

Chị L. đã cẩn thận giặt riêng quần áo của chồng thành một mẻ, còn quần áo của ba mẹ con giặt riêng một mẻ khác. Nhưng bác sĩ cho biết, máy giặt chính là ổ lưu vi khuẩn, ngay cả khi giặt riêng thì vi khuẩn có trong máy giặt vẫn có thể làm nhiễm chéo bệnh của nhau.

Ổ vi khuẩn từ máy giặt

Các nhà khoa học trên thế giới ước tính rằng, trung bình có khoảng 0,1g (10.000 vi sinh vật) trong mỗi cặp quần lót "sạch". Chu trình lây bệnh từ việc giặt tẩy không chỉ qua việc loại bỏ vi khuẩn trong quần áo mà còn qua lây nhiễm chéo. Vi khuẩn có thể bị lây từ quần lót bẩn, từ ga trải giường, từ tất, từ quần áo bảo hộ... Ngay cả máy giặt cũng tham gia vào quá trình lây bệnh chéo này.

Bé gái mắc bệnh lậu, mẹ đau đớn nghi con bị xâm hại nhưng cả nhà tá hoả phát hiện nguyên nhân từ chính hành động của bác giúp việc - Ảnh 1.

Máy giặt được xem là tác nhân gây bệnh trong gia đình

Theo tiến sĩ Ricarda M. Schmithausen, từ Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng, Đại học Bonn (Đức), đa số máy giặt gia dụng sẽ giặt quần áo ở nhiệt độ thường. Điều này khiến cho nhiều vi khuẩn sống sót sau quá trình giặt.

Vi khuẩn có xu hướng ẩn nấp trong ngăn chứa chất tẩy rửa, gioăng cao su và thùng giặt. Các vi trùng như E. coli, salmonella và Klebsiella oxytoca có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng da, co thắt ruột, nôn mửa và tiêu chảy. Hoặc thậm chí là lây nhiễm bệnh tình dục ở những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương.

Chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, TS.BS Vũ Đình Cầu, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tiết niệu, Học viện Quân y khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên giặt chung đồ của người lớn với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Quần lót thì cần giặt riêng, nên giặt bằng tay, phơi ở những nơi có ánh nắng. Quần lót nếu giặt chung với tất, ga trải bàn, quần áo bảo hộ… thì phụ nữ có thể bị nhiễm nấm từ những đồ dùng này.

Nên vệ sinh máy giặt đều đặn, ít nhất là 2 lần/tháng. Hạn chế sử dụng các chất làm mềm vải. Nước xả vải thường để lại dầu, silicone nằm lại trong máy giặt, là nguyên nhân làm cho máy giặt bẩn hơn, khiến cho vi khuẩn rình rập tìm cách tàn phá sức khỏe . Do vậy hộp chứa nước xả vải ở máy giặt là một trong những vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất.

Bé gái mắc bệnh lậu, mẹ đau đớn nghi con bị xâm hại nhưng cả nhà tá hoả phát hiện nguyên nhân từ chính hành động của bác giúp việc - Ảnh 2.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM