Bất chấp rủi ro, Phố Wall đổ xô rót tiền vào các công ty "ngập chìm" trong nợ

02/10/2019 08:38 AM | Kinh doanh

Sự vượt trội này thể hiện rõ ràng đến mức một thước cơ bản là đòn bẩy lại trở thành cách thức chọn cổ phiếu hàng đầu trong 10 loại được Bloomberg theo dõi trong năm nay. Thay đổi về trọng tâm diễn ra khi Fed đang tìm cách thúc đẩy đà tăng trưởng bằng cách hạ chi phí đi vay.

Vòng hạ lãi suất mới đây của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể sẽ mang lại hiệu quả. Vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngờ về điều đó, nhưng điều mấy chốt là thị trường chứng khoán đã cho thấy một vài dấu hiệu.

Lần đầu tiên kể từ năm 2016, các công ty với bảng cân đối kế toán yếu đang có sự vượt trội hơn so với những công ty vốn có nhiều tiềm lực hơn và cả thị trường chung, một so sánh giữa các chỉ số của Goldman Sachs cho biết. Đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc cắt giảm lãi suất của Fed đang củng cố niềm tin của các nhà đầu tư đối với những công ty mắc nợ nhiều. Đây là nhóm các doanh nghiệp Mỹ có lẽ sẽ chịu rủi ro lớn nhất đối với bất kỳ cuộc suy thoái nào có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ.

Sự vượt trội này thể hiện rõ ràng đến mức một thước cơ bản là đòn bẩy lại trở thành cách thức chọn cổ phiếu hàng đầu trong 10 loại được Bloomberg theo dõi trong năm nay. Đây là một bước ngoặt lớn đối với các nhà đầu tư gần đây đã thúc đẩy mức định giá đối với các công ty có tài chính vững chắc lên mức cao nhất trong 16 năm.

Thay đổi về trọng tâm diễn ra khi Fed đang tìm cách thúc đẩy đà tăng trưởng bằng cách hạ chi phí đi vay, đây là phản ứng của Fed đưa ra để đối phó khi kinh tế Mỹ dần giảm tốc. Với lợi suất trái phiếu Kho bạch đạt mức thấp kỷ lục hồi tháng trước, các nhà đầu tư có thể sẽ đặt cược rằng tất cả những khoản tài trợ bằng nợ rẻ có thể sẽ giúp những công ty này phát triển và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

Bất chấp rủi ro, Phố Wall đổ xô rót tiền vào các công ty ngập chìm trong nợ - Ảnh 1.

Sự vượt trội của các công ty có bảng cân đối kế toán yếu.

Sylvia Jablonski, đứng đầu bộ phận thị trường vốn tại Direxion, nhận định: "Chi phí đi vay đã rẻ hơn nhiều và gần như là miễn phí trong một số trường hợp. Miễn là điều đó đi vào khoản đầu tư của công ty đó và giúp họ phát triển, tăng vốn theo hướng tích cực, thì tôi nghĩ rằng đó là điều thuận lợi đối với họ."

Ví dụ, hãy nhìn vào diễn biến của Edison International và Carmax, một công ty thuộc S&P 500 với tỷ lệ nợ ròng so với lợi nhuận cao nhất, theo số liệu của Bloomberg. Cả hai công ty này đều đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm nay, vượt qua lợi nhuận của S&P 500 là 18%.

Đầu tư bất chấp những "cơn gió" thổi ngược

Điều đó không thể khẳng định rằng không có những "cơn gió ngược chiều" đối với mức nợ doanh nghiệp tăng lên và rủi ro kéo đến khi diễn biến xấu đi. Ngay cả việc Fed hạ lãi suất, có thể sẽ hiệu quả trong ngắn hạn, cũng có nguy cơ mang đến rủi ro trì hoãn việc tính toán mà chắc chắn sẽ xảy ra với những bên đi vay quá "hăng hái".

Goldman Sachs chỉ ra đòn bẩy ròng - đo số tiền mà các công ty nợ mỗi USD so với thu nhập sau khi trừ đi số tiền mặt đang nắm giữ, đối với các công ty quy mô vừa trong S&P 500 đã tăng vọt lên mức kỷ lục hồi quý II. JPMorgan cũng cảnh báo về mức lợi ngày càng tăng trong tháng này là một rủi ro, họ cho biết các số liệu về đòn bẩy đang tệ đi.

Nhưng thay vì lo ngại, các nhà đầu tư cổ phiếu vẫn nắm lấy cơ hội từ các công ty chịu rủi ro hơn. Một nhóm các công ty của Goldman Sachs có bảng cân đối kế toán yếu đã vượt qua một thước đo đối với các công ty các bảng cân đối kế toán mạnh trong 4 tháng liên tiếp. Tăng từ 20% từ đầu năm đến nay, nhóm các công ty này có tiềm lực tài chính chưa chắc chắn đang lần đầu tiên trên đà vượt S&P 500 kể từ năm 2016.

Bất chấp rủi ro, Phố Wall đổ xô rót tiền vào các công ty ngập chìm trong nợ - Ảnh 2.

Lãi suất ở Mỹ không cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Lý do mà nhà đầu tư có được niềm tin như vậy là gì? Đó là chi phí đi vay cực kỳ thấp. Fed hạ lãi suất lần thứ hai trong tháng vào ngày 18/9, giảm mục tiêu lãi suất xuống 1 phần trăm điểm cơ bản xuống phạm vi từ 1,75% đến 2%.

Lãi suất ở Mỹ không hề cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, động lực ở đây là các công ty có thể dễ dàng đáp ứng các khoản thanh toán nợ, theo Joseph LaVorgna - kinh tế gia trưởng ở châu Mỹ tại Natixis. Ông nói thêm: "Nếu lợi suất vẫn ở dưới hoạt động định danh (nominal activity), thì tình trạng vỡ nợ trái phiếu trên quy mô lớn là điều không thể."

Nhiều công ty đã gặp khó khăn trong việc tái cấp vốn vào hồi tháng 9, họ phát hành trái phiếu với lợi suất thấp hơn và mua nhiều cổ phiếu quỹ với giá cao hơn. Thị trường cấp đầu tư của Mỹ, với khoảng 155 tỷ USD được định giá hồi tháng này, đã vượt qua con số của tháng 9 và nhiều công ty đang tìm cách để được tái cấp vốn khi chi phí đi vay vẫn đang thấp.

Đương nhiên, các nhà đầu tư trái phiếu vẫn đang trong quá trình chọn lọc. Trong những tuần gần đây, các công ty rủi ro hơn đã phải đưa ra mức lãi suất cao hơn hoặc nới lỏng yêu cầu để đáp ứng nhu cầu.

Chưa phải là một xu hướng của thị trường

"Cơn sốt" gần đây nhất của các cổ phiếu có đòn bẩy cao cũng có thể là bằng chứng cho thấy một hoạt động giao dịch đã đi quá xa, chứ không phải sự hứng thú đặc biệt dành cho các giám đốc tài chính đã "lỡ" đi vay quá nhiều.

Hồi đầu năm nay, mức định giá của các ông ty có tiềm lực tài chính tốt so với những đối thủ yếu thế hơn đã chạm mức cao nhất kể từ năm 1980, và Goldman Sachs cho biết hiện tượng đó là do sự đảo ngược trong bối cảnh chính sách tiền tệ phù hợp hơn được áp dụng.

Và đương nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến các cổ phiếu có đòn bẩy cao. Sandy Pomeroy, nhà quản lý của quỹ Neuberger Berman Equity Income Fund, đang "gắn bó" với các công ty có bảng cân đối kế toán "sạch sẽ". Whittier Trust, quản lý 13,5 tỷ USD tài sản, có xu hướng đầu tư vào những cổ phiếu đạt sự tăng trưởng chất lượng cao.

Bất chấp rủi ro, Phố Wall đổ xô rót tiền vào các công ty ngập chìm trong nợ - Ảnh 3.

Chi phí đi vay doanh nghiệp trong điểm đầu tư và lợi suất cao đã chạm mức thấp kỷ lục.

Sandip Bhagat, CIO của Whittier Trust, cho hay: "Đòn bẩy không phải là một yếu tố để lựa chọn đầu tư cổ phiếu. Đòn bẩy càng cao, thì điều kiện cơ bản càng tệ, chất lượng công ty càng thấp. Đừng để bị đánh lừa."

Tuy nhiên, Barbara Reinhard, người đứng đầu bộ phận phân bổ tài sản cho các chiến lược đa tài sản tại Voya Investment Management, và Michael Kelly - trưởng bộ phận đa tài sản toàn cầu của PineBridge Investment, đều chỉ ra căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là yếu tố thúc đẩy đối với các công ty có tỷ lệ nợ cao.

Theo Hương Giang

Từ khóa:  phố wall
Cùng chuyên mục
XEM