Bằng công nghệ ADN mới, người ta có thể lưu hàng triệu tập phim Hollywood bên trong một giọt nước

11/04/2016 09:10 AM | Công nghệ

Nhờ có công nghệ mới, toàn bộ phim Holywood đã từng làm ra từ trước tới nay có thể lưu trong một khối lego nhỏ bé.

Đột phá của ngành điện ảnh và công nghệ lưu trữ.

Trên đây là hình ảnh một ống nghiệm nhỏ xíu chứa một vài giọt nước nhìn rất bình thường. Tuy nhiên, ẩn bên trong là một triệu bản copy của bộ phim Holllywood nổi tiếng, thành tựu công nghệ này đang được triển lãm tại studio phim Technicolor Sunset Boulevard ở Hollywood.

Trong dịp kỷ niệm trăm năm ngày thành lập hãng phim Technicolor, giám đốc Frederic Rose bắt đầu bằng việc khẳng định: “Chúng tôi đã lớn mạnh hơn rất nhiều so với 70 năm hay 50 năm trước, thời kỳ bùng nổ của phim ảnh đen trắng và phim màu.” Để minh chứng cho sự phát triển, Rose là người quyết định công bố thành tựu lớn nhất của công ty trong thập kỷ qua: “Nén dữ liệu của một bộ phim vào bộ mã gen phi sinh học”.

Jean Bolot tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập hãng phim Technicolor
Jean Bolot tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập hãng phim Technicolor

Jean Bolot, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phát triển là người được giao trọng trách năm giữ chiếc lọ nhỏ, lớn hơn chút xíu so với một viên đạn nhưng lại chưa 1 triệu tập phim “A trip to the Moon” sản xuất năm 1902 tại Pháp, bộ phim đầu tiên có hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh.

Họ đã làm như thế nào?

1 triệu bộ phim nằm gọn trong tay nhưng quá nhỏ để xem
1 triệu bộ phim nằm gọn trong tay nhưng quá nhỏ để xem

Các nhà khoa học đã thí nghiệm sử dụng ADN để lưu trữ dữ liệu trong nhiều năm nay nhưng cho tới gần đây những bứt phá mới cho phép những dự án như lưu trữ phim của Technicolor thành hiện thực.

Sản phẩm này được sinh ra nhờ vào phát kiến của những nhà khoa học tại đại học Harvard vào năm 2012, giúp lưu trữ 5.5 petabytes dữ liệu (1 petabyte = 1000 terabytes, 1 terabytes = 1000 gigabytes) trong 1 gram ADN.

ADN là những nguyến tố cực nhỏ, 90,000 phân tử ADN là con số phân tử nằm trong mỗi sợi tóc của con người. Chính vì vậy chúng ta khó có thể nhìn thấy những bộ phim bên trong chiếc lọ.

Cách thức lưu trữ phim là mã hóa dữ liệu dưới dạng các con số 1 và 0 trong ngôn ngữ máy tính, sau đó dịch sang mã ADN rồi cuối cùng kết hợp thành các phân tử ADN trong phòng thí nghiệm.

Để đọc các dữ liệu này, chúng ta cần các máy giải mã ADN, hiện đang rất phổ biến, rồi dịch ngược sang ngôn ngữ máy tính. Đây là một thành tựu đáng kinh ngạc và sẽ đem đến những ứng dụng cực kỳ hữu ích trong tương lai.

Theo Bolot, toàn bộ những bộ phim của Hollywood từ trước đến nay, nếu lưu trữ bằng ổ cứng, sẽ chiếm tới hàng km vuông diện tích, trong khi đó, nếu lưu bằng ADN, sẽ gói gọn trong một khối lego nhỏ.

Việc lưu trữ bằng ADN còn giải quyết một vấn đề nữa trong lưu trữ, đó là sự lỗi thời của công nghệ. Trước kia chúng ta từng sử dụng các chuẩn băng từ VHS, sau đó chuyển sang DVD, gần đây là ổ cứng, sự xuất hiện của USB, USB 2.0, USB 3.0 vân vân.

“Nếu bây giờ tôi đưa cho bạn một chiếc băng từ, bạn sẽ chẳng thể mở được, vì khó mà tìm được một chiếc đầu đĩa, mà kể cả có, khả năng cao là chiếc băng đã hỏng rồi.” Bolot nói. Các nhà khoa học ở Harvard khẳng định, nếu ném chiếc lọ này ra ngoài đường, mặc thời gian trôi qua, kể cả 10,000 năm sau, chỉ cần có máy giải mã ADN, chúng ta vẫn sẽ xem được nội dung.

Trung Đức

Cùng chuyên mục
XEM