Bán nghìn ổ bánh mì, trăm ly cà phê mỗi ngày nhờ bí quyết “xịn”

04/05/2022 19:30 PM | Kinh doanh

Mang trong mình khát vọng khẳng định bản thân bằng những món ăn, thức uống giản dị như bánh mì, cà phê, nhiều người trẻ đã thử và thành công nhờ tư duy kinh doanh nhạy bén và sự hỗ trợ hiệu quả của một ứng dụng giao đồ ăn.

15h chiều, giữa tiết trời khá oi bức, con hẻm nhỏ tại cư xá Đô Thành (Quận 3, TPHCM) vẫn rất nhộn nhịp khi những chiếc bóng áo xanh ra vào liên tục. Trước cửa tiệm bánh mì Bà Huynh, anh Trần Đạt (32 tuổi) vừa hối thúc nhân viên mang bơ và pate nóng từ lò ra, vừa căn dặn người nhận bánh mì chú ý không bỏ sót các nguyên liệu như chả lụa, rau, và nhất là nước chan đặc trưng của quán.

Bán nghìn ổ bánh mì mỗi ngày nhờ ứng dụng "đỉnh"

Mỗi ngày, hơn 1.000 ổ bánh mì được tiệm Bà Huynh chuyển đến tay thực khách. Bỏ ổ bánh mì xuống khay, Trần Đạt tươi cười dẫn chúng tôi qua một căn phòng bên cạnh, nơi có chiếc máy đánh bơ đang quay đều. Anh chia sẻ, khác biệt lớn nhất của bánh mì Bà Huynh là pate luôn nóng, còn bơ được đánh bằng máy tại chỗ, để người ăn đạt cảm giác bánh mì luôn nóng giòn, tươi mới.

Từ năm 18 tuổi vì quá mê kinh doanh, anh Đạt đã quyết định nghỉ học đi bán bánh mì. Từ bỏ mối cho các tiệm lớn, nhỏ xung quanh Sài Gòn, anh Đạt mạnh dạn thử bán "bánh mì 10k" ít nhân, phù hợp với túi tiền của người lao động. Thành công bước đầu khiến Trần Đạt suy nghĩ sẽ nâng cao chất lượng của bánh mì để tạo thương hiệu riêng. Đó là lý do mà bánh mì Bà Huynh ra đời năm 2021.

Nhưng làm thế nào để một quán ăn nhỏ không có chỗ ngồi, nằm cách xa mặt tiền đường nhưng khách vẫn biết đến và nườm nượp mua ủng hộ?

Anh Đạt tiết lộ, trước đây chuyện kinh doanh dù tương đối suôn sẻ nhưng việc giao hàng gặp bất lợi. Có những lúc khách xếp hàng trong con hẻm nhỏ rất bất tiện, hay khi đơn chờ quá lâu, đến tay khách qua một thời gian di chuyển thì bánh mì đã nguội lạnh. Việc phải có một đối tác giao hàng dài hạn là điều rất cấp thiết.

Được bạn bè giới thiệu, cuối tháng 12/2021 anh Đạt bắt đầu làm việc với Grab thông qua dịch vụ GrabFood. Từ lúc này, mọi vấn đề của bánh mì bà Huynh đã được giải quyết dứt điểm. "Tiệm mình không có mặt tiền lớn, nhưng bù lại đã được Grab xây dựng thương hiệu tốt và giao hàng rất thuận tiện. Chỉ sau 4 tháng, lượng đơn ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày mình ra được 300-500 đơn, mỗi đơn giá trị khoảng 100.000 đồng" – anh Đạt thống kê.

Bán nghìn ổ bánh mì, trăm ly cà phê mỗi ngày nhờ bí quyết “xịn” - Ảnh 1.

Tiệm bánh mì của anh Trần Đạt kinh doanh thuận lợi hơn khi hành đối tác của Grab.

Kinh doanh thuận lợi, tiệm bán mì của anh Đạt chăm lo tốt cho gần 20 nhân viên. Anh cũng thuê hẳn một ngôi nhà 3 tầng để cho các anh em ở để tiện làm việc. "Anh em đều là những người theo tôi đã lâu, là thợ lành nghề. Phải lo được cuộc sống tốt thì họ mới yên tâm gắn bó với mình" - anh Đạt tâm sự.

GrabFood – Bạn đồng hành với những người khởi nghiệp

Nguyễn Trung Chính (SN 1996, Gia Lai) là chàng trai gắn bó với hạt cà phê. một đặc sản của quê hương và cũng là thứ giúp anh khôn lớn thành người. Vừa đưa thức uống cho khách, Chính tâm sự từ lâu, chàng trai phố núi luôn ấp ủ bán cà phê sạch, chất lượng cho mọi người.

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, vốn còn ít mà chi phí thuê mặt bằng quá cao, Chính chủ yếu đẩy mạnh bán cà phê online, cứ đơn nào đến sẽ đặt shipper theo đơn đó. Điều này khiến việc buôn bán rất bị động, việc nhận diện thương hiệu quán cũng không tốt.

Bán nghìn ổ bánh mì, trăm ly cà phê mỗi ngày nhờ bí quyết “xịn” - Ảnh 2.

Khi chưa hợp tác với Grab, việc giao hàng tại quán cà phê của anh Chính gặp nhiều bất tiện.

Cuối năm 2019, anh chủ quán cà phê Balzar De Cafe (quận 1, TPHCM) quyết định liên hệ với GrabFood. Chỉ một tuần sau khi tìm hiểu, Chính tự tin đặt bút ký hợp đồng.

"Trải nghiệm dịch vụ trên app của Grab rất tốt, hợp thị giác khách hàng. Điều tôi rất thích là Grab có đa dạng dịch vụ, có nhiều từ khóa gợi ý cho khách" – Chính nói.

Biết việc quảng cáo phải hướng đến sự sáng tạo, Nguyễn Trung Chính cùng đồng đội nghiên cứu các từ khóa, tên quán, slogan, màu sắc nhãn hiệu thật bắt mắt. Chính vì vậy mà thông tin quán cà phê của Chính thường được "treo" ở vị trí cao trên app, lượng khách cũng ngày càng đông hơn. Ngoài ra, đội ngũ shipper của Grab rất thân thiện, phục vụ nhiệt tình nên khách rất hài lòng.

Sau 3 năm hợp tác, doanh số quán cà phê của Chính tăng bền vững mỗi năm 20%. Và tư duy kinh doanh của ông chủ trẻ cũng nhạy bén hơn. Giờ đây Chính hiểu rằng, để thành công phải tìm cách tiếp cận khách hàng càng sớm càng tốt, chứ không thể ngồi một chỗ.

Bán nghìn ổ bánh mì, trăm ly cà phê mỗi ngày nhờ bí quyết “xịn” - Ảnh 3.

Ông chủ trẻ sắp mở thêm quán cà phê mới và cũng chủ yếu bán mang đi.

Dù xuất phát điểm khởi nghiệp khác nhau, Trần Đạt và Nguyễn Trung Chính đều cảm thấy may mắn khi nhờ hợp tác với GrabFood đã mang đến một doanh thu ổn định cho cửa hàng của họ.

Hai ông chủ trẻ mong Grab luôn là bạn đồng hành với những ai muốn khởi nghiệp. Bởi trong thời đại 4.0, ứng dụng giao đồ ăn là yếu tố không thể thiếu để nhận diện thương hiệu, là con đường gần nhất để tiếp cận khách hàng.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM