Bán hết mảng bánh kẹo, ngoài mấy ngàn tỉ ra KIDO còn gì?

24/08/2016 10:30 AM | Kinh doanh

Chia tay mối tình hơn 2 thập kỷ với bánh kẹo, Kido không chỉ có sẵn nguồn tiền lớn mà còn thu lợi nhuận "khủng" từ các mảng kinh doanh hiện tại như kem, dầu ăn, bánh bao.

Bán hết mảng bánh kẹo, Kido còn gì?

Chia tay mối tình hơn 2 thập kỷ với bánh kẹo, Kido không chỉ có sẵn nguồn tiền lớn mà còn thu lợi nhuận "khủng" từ các mảng kinh doanh hiện tại như kem, dầu ăn, bánh bao.

Ngày 23/8, Công ty cổ phần Tập đoàn Kido cho biết đã hoàn tất quá trình tái cấu trúc khi chuyển nhượng toàn bộ 20% còn lại của mảng bánh kẹo cho nhà đầu tư nước ngoài.

Sau khi bán nốt mảng bánh kẹo, Kido nhận được khoản tiền 1.550 tỷ đồng từ đối tác nước ngoài. Dự kiến, sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định của hợp đồng chuyển nhượng, Kido sẽ tiếp tục nhận được khoản tiền còn lại là 450 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch là 2.000 tỷ đồng.

Nguồn tiền mặt của công ty đã lên đến 3.500 tỷ đồng. Với nguồn tiền này, Kido sẽ tiếp tục các hoạt động đầu tư, M&A để thâm nhập thị trường nhanh hơn.

Năm 2016, Kido đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng. Với 1.550 tỷ đồng được ghi nhận, Kido đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Con số 1.550 tỷ đồng chưa bao gồm lợi nhuận của các mảng mà Kido hiện đang kinh doanh như kem, dầu ăn, bánh bao. Kem và dầu ăn là hai mảng đang mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Kido. Trước đây, nhiều người cho rằng Kido chỉ dựa vào mảng bánh kẹo, tuy nhiên, thực tế, kem, dầu ăn, bánh bao đang mang lại nguồn tiền lớn cho công ty này.

Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Kido, trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 17/8, cho biết lợi nhuận của các ngành mà Kido đang kinh doanh như kem, dầu ăn, bánh bao mang lại trong năm 2016 sẽ ước đạt 600 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến, tổng lợi nhuận của Kido trong năm 2016 sẽ là hơn 2.000 tỷ đồng (gồm 1.550 tỷ đồng thu từ bán bánh kẹo và 600 tỷ đồng từ lợi nhuận của các mảng kinh doanh hiện tại).


Cơ cấu doanh thu Kido 6 tháng đầu năm.

Cơ cấu doanh thu Kido 6 tháng đầu năm.

Kem đang là thế mạnh, mỏ vàng của Kido.

Theo chia sẻ của ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Kido, trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 17/8, trong 7 tháng đầu năm 2016, mảng kem mang đến 170 tỷ đồng lợi nhuận cho Kido. Dự kiến cả năm, lợi nhuận của ngành này sẽ tăng lên 230 tỷ đồng trong khi cả năm 2015, con số này chỉ là 110 tỷ đồng.

Kido đã gia nhập thị trường kem từ năm 2003 sau khi mua lại kem Wall's từ hãng Unilever, rồi sau đó phất triển 2 thương hiệu kem cho riêng mình gồm Merino và Celano.

Trong ngành kem, Kido đang giữ vị trí số 1. Một báo cáo của BMI hồi cuối năm ngoái cho biết, mảng kem của Kido đang giữ vị trí dẫn đầu thị trường, theo sau là Vinamilk và Kem Thủy Tạ, thị phần 3 hãng tương ứng là 9,84% - 6,1% - 4,31%. Điểm đặc biệt theo báo cáo của BMI, là 10 doanh nghiệp dẫn đầu mới chỉ chiếm chưa tới 30% thị phần kem trên thị trường, hơn 70% còn lại vẫn đang chờ đợi các doanh nghiệp nhanh chân nhất.

Còn theo báo cáo của Euromonitor International 2015, Kido đang dẫn đầu ngành kem với thị phần 36,9% và bỏ xa đối thủ gần nhất với chỉ 10,3% thị phần. Tăng trưởng doanh thu của ngành lạnh Kido (kem& sữa chua) năm 2015 là 30% so với năm 2014. Tập đoàn này còn cho biết, thương hiệu Merino, Celano, Wel Yo có mức tăng trưởng doanh thu lần lượt 16%, 16% và 80% trong năm 2015.

Ngành lạnh được ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyên bố, Kido sẽ tiếp tục làm vua ngành hàng lạnh và ngành thực phẩm, nhất là khi đã chuyển đổi hẳn sang lĩnh vực thiết yếu.

Dầu ăn cũng mang lại lợi nhuận lớn vì Kido thâu tóm các ông lớn trong ngành

Tính đến cuối tháng 6/2016, Kido đang sở hữu 24% vốn tại Vocarimex. Đây là ông lớn trong ngành dầu ăn khi đang sở hữu cổ phần tại hàng loạt thương hiệu lớn, như 51,87% Tường An (sang tháng 7 chỉ còn 27%, sau khi bán 24% cho công ty quản lý quỹ Việt Long, 49% Golden Hope Nhà Bè, 24% Cái lân, 17,84% Tân Bình.

Trong những cái tên kể trên, Cái Lân là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, với các thương hiệu mạnh như Neptune, Simply, Meizan, đạt doanh thu 11.000 tỷ đồng năm 2015. Con số này cao gấp 3 lần so với thương hiệu đứng thứ 2 là Tường An, đạt 3.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu của Cái Lân khoảng gần 15.000 tỷ đồng, chiếm 2/3 toàn thị trường.

Với việc sở hữu các thương hiệu dầu ăn lớn, Vocarimex liên tục đạt lợi nhuận lớn những năm gần đây, trong đó năm 2014 cao kỷ lục 525 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2016, Vocarimex báo lãi 217 tỷ đồng.


Số liệu đến cuối tháng 6/2016.

Số liệu đến cuối tháng 6/2016.

Trong những cái tên kể trên, Cái Lân là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, với các thương hiệu mạnh như Neptune, Simply, Meizan, đạt doanh thu 11.000 tỷ đồng năm 2015. Con số này cao gấp 3 lần so với thương hiệu đứng thứ 2 là Tường An, đạt 3.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu của Cái Lân khoảng gần 15.000 tỷ đồng, chiếm 2/3 toàn thị trường.

Với việc sở hữu các thương hiệu dầu ăn lớn, Vocarimex liên tục đạt lợi nhuận lớn những năm gần đây, trong đó năm 2014 cao kỷ lục 525 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2016, Vocarimex báo lãi 217 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 6, Kido đã ký kết với nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới là Felda Global Ventures (FGV) và Tập đoàn Indo-Trans Logistics Coporation (ITL) để hợp tác làm ăn.

Với việc thâu tóm các ông lớn về dầu ăn, ký kết với các nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới, Kido đang muốn vươn lên vị trí số 1 về dầu ăn tại thị trường Việt Nam.

Bánh bao sản xuất không đủ bán

Theo chia sẻ của ông Nguyên, hiện Kido đang sản xuất 120.000 chiếc bánh bao một ngày nhưng “sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đó”.

Chia sẻ về lý do lấn sân sang bánh bao, ông Nguyên cho hay thị trường bánh bao còn rất tiềm năng, mức cạnh tranh thấp. Bánh kẹo sản xuất chủ yếu theo mùa vụ, chẳng hạn như Tết hoặc Trung thu nhưng bánh bao thì lúc nào cũng có nhu cầu. Bánh bao cũng là ngành có biên lợi nhuận cao, khoảng 40%.

Ông Nguyên cho biết thêm, bánh bao tung ra thị trường rất được hưởng ứng. Kido dựa trên vốn kinh nghiệm sẵn có và am hiểu thị trường Việt Nam để sản xuất ra sản phẩm này. Bánh bao sẽ được bán bên cạnh 60.000 tủ kem trên cả nước và trong các siêu thị. Kido sẽ cung cấp cho các cửa hàng tủ bảo quản bánh bao để đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Bánh bao bán tới đâu sẽ được hấp tới đó.

Kido đang tận dụng kem để bán bánh bao. Trước đây, người ta làm bánh bao chỉ để sử dụng trong ngày, nhưng nay sản phẩm của Kido có thể sử dụng trong nhiều ngày nhờ hệ thống cấp đông. “Giờ bánh bao đang rất chạy trên thị trường. Mỗi ngày sản xuất 120.000 chiếc mà không đủ bán. Cứ mỗi điểm bán kem bán được 10 cái bánh mỗi ngày, thì số bánh bao tiêu thụ của Kido đã là 600.000 chiếc”, ông Nguyên cho biết.

Như vậy, cả kem, dầu ăn và bánh bao đều mang lại lợi nhuận cao cho Kido sau khi Kido chấm dứt mối tình 23 năm với bánh kẹo. Duy chỉ có mì gói của Kido là vẫn ì ạch do thị trường bão hòa và người Việt ít dùng mì gói hơn vì lo ngại cho sức khỏe.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM