Bán Diana rồi đem kinh nghiệm bán lẻ tiêu dùng đi làm nhà băng, Chủ tịch Đỗ Minh Phú đưa TPBank lập kỷ lục lãi quý 4 cao nhất lịch sử

26/01/2022 14:25 PM | Kinh doanh

Theo đó lợi nhuận sau thuế của TPBank quý 4 năm 2021 đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 20,58% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là TPBank có mức lợi nhuận sau thuế cao nhất lịch sử.

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) mới công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2021. Theo đó lợi nhuận sau thuế của TPBank quý 4 năm 2021 đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 20,58% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là TPBank có mức lợi nhuận sau thuế cao nhất lịch sử.

Lợi nhuận trước thuế cả năm là 4.830 tỷ đồng, tăng 37,6%.

Bán Diana rồi đem kinh nghiệm bán lẻ tiêu dùng đi làm nhà băng, Chủ tịch Đỗ Minh Phú đưa TPBank lập kỷ lục lãi quý 4 cao nhất lịch sử - Ảnh 1.

Theo giải trình của TPBank, thu nhập từ lãi thuần và thu từ hoạt động dịch vụ đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận quý 4 của ngân hàng này.

Cụ thể trong quý 4 vừa qua, thu nhập lãi thuần của TPBank đạt mức 2.810 tỷ đồng, tăng 28,72% so với cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là quý nhà băng này lập đỉnh kỷ lục về thu nhập lãi thuần trong lịch sử. Kết thúc năm 2021, TPB đạt 9.946 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 30,5% so với cùng kỳ.

Bán Diana rồi đem kinh nghiệm bán lẻ tiêu dùng đi làm nhà băng, Chủ tịch Đỗ Minh Phú đưa TPBank lập kỷ lục lãi quý 4 cao nhất lịch sử - Ảnh 2.

Trong vài năm gần đây, nhờ đặt trọng tâm vào chiến lược ngân hàng số, TPBank nhanh chóng bứt phá so với các ngân hàng cùng quy mô về thu nhập lãi thuần. Ông Đỗ Minh Phú từng nhấn mạnh: “Ngay khi chúng tôi tái cơ cấu, một trong những ưu tiên là ngân hàng điện tử, vì đó là bắt buộc, nếu không thì không tồn tại”.

Là ngân hàng sinh sau đẻ muộn lại rơi vào thế sớm thua lỗ, để đẩy nhanh mở rộng mạng lưới theo kịp các ngân hàng khác, TPBank dựa vào sức mạnh của công nghệ. Tạp chí Forbes mới đây tiết lộ ngân hàng này dành hàng nghìn tỷ đồng vào công nghệ, đầu tư core banking, phát triển ngân hàng điện tử, nghiên cứu robotic, AI,...

Trong quý 4 năm 2021, lãi thuần từ dịch vụ đạt 490 tỷ đồng, tăng 34,98% so với cùng kỳ năm trước. Kể từ năm 2018, TPBank cải thiện mạnh mẽ lãi thuần từ dịch vụ. Điều này là kết quả của việc thử nghiệm và phát triển LiveBank từ đầu năm 2017. Mô hình này phép khách hàng có thể thực hiện nhiều loại giao dịch, tương tác với thiết bị như đang giao dịch thực tế với nhân viên ngân hàng. Thời điểm này LiveBank mới được một số ngân hàng thử nghiệm tại một số nước như Singapore từ cuối năm 2016, Mỹ từ đầu năm 2017. Nhà băng này hiện có 90 chi nhánh giao dịch nhưng có hơn 330 điểm giao dịch số kiểu này và tự hào lớn nhất thế giới.

Số liệu của Forbes cho biết với suất đầu tư mỗi LiveBank là 5-6 tỷ đồng. Chi phí hoạt động của LiveBank chỉ bằng 28% so với chi nhánh truyền thống và chi phí giao dịch được cắt giảm tới 75%.

Bán Diana rồi đem kinh nghiệm bán lẻ tiêu dùng đi làm nhà băng, Chủ tịch Đỗ Minh Phú đưa TPBank lập kỷ lục lãi quý 4 cao nhất lịch sử - Ảnh 3.

Một điều đáng chú ý trong quý 4 năm 2021, TPBank thua lỗ 53 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Trong khi đó quý 4 năm 2020, đầu tư chứng khoán đem về khoản lãi tới 131 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng giá trị tài sản của TPB là 292.827 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm.

TPB hiện cho vay khách hàng 139.463 tỷ đồng, tăng trưởng 18,1%. Trong đó, nợ xấu chiếm 3.234 tỷ đồng, tỷ lệ 2,29%.

Tiền gửi khách hàng tại TPB là 139.563 tỷ đồng, tăng 20,4% so với đầu năm.

Bán Diana rồi đem kinh nghiệm bán lẻ tiêu dùng đi làm nhà băng, Chủ tịch Đỗ Minh Phú đưa TPBank lập kỷ lục lãi quý 4 cao nhất lịch sử - Ảnh 4.

Đi kèm với chiến lược phát triển ngân hàng số, TPBank đồng thời tập trung phục vụ tập khách hàng trẻ tuổi. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi họ là những người dễ dàng tiếp cận và sẵn sàng trải nghiệm những công nghệ mới. Một điều thú vị là ông Phú và ông Tú cũng từng có kinh nghiệm phát triển tập khách hàng trẻ tuổi như vậy khi xây dựng Diana.

Chia sẻ trong chương trình "Quốc gia khởi nghiệp" trên VTV1 hồi tháng 9/2017, ông Đỗ Minh Phú cho biết, Diana được thành lập vào năm 1997 và chỉ trong vài năm đã tăng trưởng chóng mặt dù phải cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia.

Với sản phẩm mới xuất hiện tại Việt Nam, những người sẵn sàng trải nghiệm chính là giới trẻ. Những sản phẩm đầu tiên của Diana phục vụ nhóm khách hàng tuổi teen. Từ tập khách hàng ban đầu này, Diana tiếp tục xây dựng các sản phẩm phục vụ cho đời sống về sau như tã giấy cho con, bỉm người lớn cho bố mẹ của họ.

Theo Forbes, triết lý này cũng đang được hai đại gia họ Đỗ áp dụng tại TPBank khi nhắm đến nhóm khách hàng là sinh viên. Theo thời gian, các nhu cầu của những người trẻ này sẽ mở rộng sang mở thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, mua xe, mua nhà.

Thảo Nguyên

Từ khóa:  TPBank , DOJI
Cùng chuyên mục
XEM