Ba kiểu dàn trận xuất sắc thời La Mã: Loại số 1 là sở trường của mãnh tướng Mark Antony
Không những có đội quân tinh nhuệ, thiện chiến, quân đội La Mã còn sở hữu nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, khiến nhiều kẻ địch khiếp sợ trên chiến trường.
Quân đoàn La Mã được coi là mô hình quân sự ưu tú thời cổ đại. Nhiều chiến thuật của người La Mã cổ đại đến nay vẫn còn được nhiều nơi nghiên cứu.
Chìa khóa thành công của người La Mã là đã tiêu chuẩn hóa các trang thiết bị chiến đấu, đề cao kỷ luật, cách đào tạo quy củ, đặc biệt dễ nhớ, dễ hiểu bằng các điều lệnh ngắn gọn khi lâm trận. Điều này khiến cho hầu hết những người lính La Mã đều có thể hiểu được và phối kết hợp ăn ý với nhau.
Cuộc cải cách Gaius Marius vào cuối thế kỷ thứ 2, đã góp phần cải tổ những quân đoàn nghiệp dư trước đây trở thành một lực lượng chuyên nghiệp được chiêu mộ từ những tầng lớp nghèo khó nhất. Từ đó, lòng trung thành và lòng tin và cấu trúc quân sự của những người lính trong quân đoàn cũng gia tăng hơn.
Những người lính trong quân đội La Mã có khả năng thích nghi vô cùng nhanh chóng trước những diễn biến bất ngờ trên chiến trường. Họ sở hữu nhiều chiến thuật rất linh hoạt giúp đạt kết quả cao khi tham chiến.
Dưới đây là 3 chiến thuật quân sự độc đáo của quân đội La Mã thời cổ đại:
Testudo: Đội hình mai rùa
Đây là chiến thuật quân sự độc đáo của người La Mã, tạo nên một đội hình phòng thủ vững chắc, giúp cản phá những mũi tên hiểm hóc, đao kiếm, ... của quân địch tới 360 độ.
Đội hình mai rùa thường được quân đội La Mã sử dụng khi tham chiến.
Đội hình sáng tạo này có hình dạng giống như mai rùa khi những binh sĩ La Mã đứng sát vào nhau và sử dụng những tấm khiên của mình để ghép tạo thành một khối.
Cụ thể, những người đứng hàng đầu tiên sẽ đứng ở đằng sau các tấm khiên, trong khi hàng sau sẽ đặt lên trên các tấm khiên ban đầu và nếu cần thì những binh sĩ ở bên cạnh cũng sẽ ghép vào hai bên để che chắn, tạo thành một mô hình phòng thủ chắc chắn.
Đội hình Testudo thường di chuyển khá chậm và thông thường được hình thành để đối phó với những hỏa tiễn tầm xa của quân địch.
Trong lịch sử, danh tướng nối tiếng của La Mã Mark Antony đã sử dụng chiến thuật độc đáo này để chống lại người Parthia vào năm 36 TCN.
Triple line: Cải tiến từ đội hình phalanx của Hy Lạp cổ đại
Chiến thuật này được cho là cải tiến từ đội hình Phalanx của Hy Lạp cổ đại.
Đây được coi là chiến thuật và người La Mã cải tiến từ đội hình Phalanx nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Khác với đội hình Phalanx từng có 8 hàng, đội hình của La Mã mặc dù vẫn giữ đội hình chữ nhật nhưng chỉ gồm có 3 tuyến bộ binh nặng (gọi là triple line). Thứ tự sắp xếp của đội hình này cũng rất đặc biệt.
Cụ thể, Hastati (gồm những người lính mặc áo giáp nhẹ, tay cầm vũ khí là các thanh giáo dài) sẽ đứng đầu đội hình, tiếp đó là Principes, những binh sĩ có nhiều kinh nghiệm hơn (vũ khí tốt hơn), và sau cùng là triarius, những người lính có nhiều kinh nghiệm nhất, được trang bị tốt nhất và sử dụng trong các tình huống nguy hiểm, khẩn cấp.
Ba tuyến bộ binh này khi hình thành đội hình của quân đoàn thì có thể lên đến một dặm. Với những khoảng trống xen kẽ sẽ giúp cho quân đoàn trở lên linh hoạt và thậm chí là cơ động hơn khi tham chiến.
Đội hình tam giác
Đội hình đặc biệt này giúp những người binh lính La Mã có thể tham chiến nhiều hơn trong cùng phạm vi diện tích.
Quân đội La Mã là một bậc thầy thời cổ đại về việc sử dụng những chiến thuật đội hình độc đáo. Thay vì thiết lập các đội hình có hình dạng chữ nhật phổ biến, những quân đoàn La Mã lại quyết định bày binh bố trận. Đó là đội hình tam giác hay mũi nhọn, cho phép nhiều binh sĩ có thể tham gia chiến đấu trong cùng phạm vi diện tích.
Đội hình này được sử dụng trong quá khứ. Cụ thể, trong trận Pydna (năm 168 TCN), quân đội La Mã đã tiến hành các cuộc tấn công để chấm dứt đế quốc hùng mạnh mà Alexander Đại đế đã sáng lập ra.
Đặc biệt, trong trận Wattling Street, quân đội La Mã đã sử dụng đội hình mũi nhọn này để ngăn chặn cuộc nổi loạn của nữ tướng Boudica vào khoảng năm 60 hoặc 61 sau Công nguyên.
Tham khảo ảnh/nguồn: Historyhit, Militaryfactory