Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu (EU), dần hoàn hiện tiến trình Brexit

01/02/2020 09:36 AM | Xã hội

Chiều ngày 31/1/2020, Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) sau 47 năm làm thành viên của tổ chức này, tạo nên một trong những sự kiện chính trị kinh tế nổi bật nhất của lịch sử Châu Âu.

Việc hoàn thiện Brexit cũng chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh trong 3 năm rưỡi qua nhằm tìm đường rời EU, đi kèm với đó là sự bất ổn về kinh tế cũng như căng thẳng giữa Anh và Châu Âu suốt nhiều tháng.

Ngày 31/1/2020 cũng là thời điểm chuyển giao khi Anh trở thành một thị trường độc lập và bắt đầu phải đàm phán những hiệp định thương mại mới cho riêng mình với EU chứ không được hưởng các chính sách ưu đãi như là thành viên trước đây. Trong khoảng thời gian này, Anh sẽ không có quyền biểu quyết tại EU nhưng vẫn sẽ tạm thời tuân theo các quy định của tổ chức này.

Chính quyền London đặt mục tiêu sẽ hoàn thành các thỏa thuận vào cuối năm 2020, điều mà một số người cho rằng không tưởng. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Anh đe dọa sẽ rời EU mà không đạt thỏa thuận nào nếu không hoàn thành mục tiêu, qua đó buộc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phải xây dựng lại các quy định về thương mại.

Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu (EU), dần hoàn hiện tiến trình Brexit - Ảnh 1.

Trước đó vào ngày 23/6/2016, người dân Anh đã đi bỏ phiếu thăm dò liệu mình có nên ở lại EU hay không và một kết quả gây sốc đã diễn ra khi 51,9% số người đồng ý. Sự kiện này được mọi người gọi là "Brexit".

Nguyên nhân chính là cuộc khủng hoảng di cư đã khiến rất nhiều người bản địa Anh bất bình do lo sợ bị mất việc làm từ tay người nước ngoài. Thêm vào đó, nhiều nguyên nhân khiến Anh trở nên khác biệt so với những nước láng giềng tại Châu Âu, qua đó khó hòa nhập với những quy định chung của EU.

Kể từ đây, Anh bắt đầu cuộc hành trình đàm phán rời EU như vấp phải nhiều khó khăn do chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Hai bản kế hoạch Brexit đã đệ trình trước đó bị Nghị viện Anh bác bỏ vào tháng 3 và tháng 5/2019, khiến thủ tướng Anh khi đó là Theresa May phải từ chức.


Một tương lai mịt mờ

Sau ngày 31/1/2020, Anh vẫn sẽ là một thành viên tạm thời trong thị trường chung EU nhưng chỉ đến cuối năm 2020 khi hết thời hạn chuyển tiếp.

Trong giai đoạn này, Anh và EU sẽ cố gắng đàm phán nên những thỏa thuận mới dù theo nhiều chuyên gia là khó khăn, nhất là khi mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế đã không còn nồng ấm như xưa.

Một điều rõ ràng là Anh sẽ không còn được hưởng những chính sách ưu đãi như trước đây cũng như sẽ phải thích ứng với thái độ mới từ EU khi là thành viên đầu tiên rời bỏ tổ chức này.

Mặc dù Anh tìm kiếm một thỏa thuận tự do thương mại về dịch vụ, hàng hóa, vốn, lao động... với EU nhưng điều này sẽ đi kèm những ràng buộc không mấy dễ chịu do Anh đã không còn là thành viên của tổ chức.

Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu (EU), dần hoàn hiện tiến trình Brexit - Ảnh 2.

Sau khi Anh chính thức rời EU ngày 31/1/2020, cảm xúc của người dân Anh khá hỗn độn trong khi EU cũng tỏ ra phức tạp. Đối với những nước như Đức, việc để mất Anh khỏi EU không chỉ mất đi một thị trường tiềm năng mà còn là một đồng minh thân cận trong các vấn đề địa chính trị.

Rất nhiều người đã khóc, đã ôm nhau hát hò cũng như thể hiện cảm xúc tại trụ sở EU trong ngày 31/1/2020 khi biết rằng Anh và EU sẽ phải đối mặt với nhau trên một lập trường mới.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã gửi một lá thư đến Anh với lời nhắn: "Thật buồn khi các bạn rời đi".

Từ trước đến nay, những chính trị gia cực hữu tại Anh theo chủ nghĩa dân tộc đã tích cực ủng hộ việc Anh nên rời EU, có tiếng nói riêng cũng như luật chơi riêng so với EU bởi họ cho rằng mình đang bị mất tự do khi ở trong khối.

Dẫu vậy, Anh sẽ phải chơi theo luật chung nếu muốn rời EU mà vẫn muốn đạt thỏa thuận thương mại và một tương lại mịt mù vẫn ở phía trước. Giờ đây, Anh không còn là thành viên của một khối thống nhất mà chỉ là một quốc gia độc lập với nền kinh tế nhỏ hơn nhiều so với EU. Vị thế và giá trị của Anh giờ đây sẽ khác rất nhiều trong mắt nhà đầu tư, chính trị gia cũng như các doanh nghiệp trên thế giới.

Thêm nữa, Brexit không phải chỉ là tiến trình rời EU của Anh. Động thái này đã trở thành sự chia rẽ trong xã hội khi tại mọi gia đình, mọi con phố hay đám đông đều có sự tranh cãi, bất đồng về việc liệu Anh có nên rời EU hay không.

Tuy nhiên, cuối cùng thì vẫn phải chúc mừng cho 51,9% những người bỏ phiếu cho Brexit. Họ đã có những thành công nhất định và hy vọng Anh sẽ có một kết cục như mình mong muốn.

AB

Cùng chuyên mục
XEM