Anh chỉ nên rời châu Âu khi không còn lựa chọn nào khác

16/05/2016 09:22 AM | Xã hội

Dù bất cứ chuyện gì xảy ra, nước Anh đã, đang và luôn luôn là một phần của Châu Âu.

Vào ngày 23/6 sắp tới, người dân nước Anh sẽ bỏ phiếu về việc nước Anh có nên ở lại Liên Minh Châu Âu hay không. Người dân nước này hiện đang phải đối mặt với một loạt những dự đoán về ảnh hưởng của Brexit đến nước Anh trên lĩnh vực kinh tế.

Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng Brexit sẽ hủy hoại nền kinh tế nước Anh trong vòng ít nhất 15 năm tới. Một mặt, những phân tích này khá hữu dụng; mặt khác, cũng chính những phân tích này đang làm lệch lạc tình hình thực tế.

Khi dự đoán vận mệnh của nước Anh hậu Brexit, cần ghi nhớ hai điều quan trọng sau:

Nguyên tắc thứ nhất mà những người ủng hộ Brexit cần nhớ đó là: trong một khoảng thời gian dài, tỉ lệ GDP bình quân đầu người ở Anh đột ngột tăng đều. Nền kinh tế thường chỉ phát triển lệch khỏi quỹ đạo cơ bản khi có một sự kiện lớn xảy ra. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Vào những năm 20 và đầu những năm 30, khi tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng kéo dài và nước Anh ngoan cố vớt vát tình hình với chính sách tiền tệ thắt chặt, nền kinh tế Anh gần như không phát triển.

Khi Anh ngưng sử dụng bản vị tiền vàng vào năm 1931, nền kinh tế nước Anh một lần nữa trượt ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng ổn định sau một thời gian dài (một phần là do Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ).

Trên thực tế, tình hình tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người của Anh vẫn ổn định cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 xảy ra.

Sự kiện Anh tham gia vào EU năm 1973 không có ích gì nhiều trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước này phát triển; vì thế, khi Anh rút ra khỏi hệ thống tỉ giá cố định của châu Âu, nền kinh tế Anh cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Bên cạnh đó, còn nhiều những sự kiện lớn khác như những thiệt hại của đế chế Anh trong thời kỳ hậu chiến, khủng hoảng cán cân thanh toán hay gói cứu trợ từ IMF vào năm 1976; tuy nhiên, những sự kiện này không ảnh hưởng nhiều đến xu thế phát triển của nền kinh tế.

Những gì xảy ra trong quá khứ không thể đảm bảo lợi nhuận trong tương lai; nhưng lịch sử nước Anh chứng minh rằng cái giá phải trả cho Brexit có thể sẽ không lớn hoặc không kéo dài như những gì được dự đoán.

Như những gì chiến dịch Ở lại với Châu Âu đã chỉ ra, mặc dù là một thành viên của Liên Minh Châu Âu, nhưng nước Anh vẫn chưa đánh mất vị trí là nền kinh tế linh hoạt và ít bị bó buộc nhất trong thế giới của những nước giàu có. Sự linh hoạt này sẽ giúp nước Anh hoàn toàn thích nghi với hoàn cảnh hậu Brexit, đồng thời cũng đem đến những phiếu bầu ủng hộ Brexit.

Tuy nhiên, điều thứ hai cần phải lưu tâm khi đưa ra dự đoán về vận mệnh nước Anh sau Brexit là: dù ít hay nhiều, nước Anh vẫn sẽ phải trả giá cho Brexit. Hơn thế nữa, dù có còn là thành viên của EU hay không, Anh vẫn là một nước Châu Âu; sự phát triển của Anh vẫn có mối liên hệ chặt chẽ và sâu xa với sự thịnh vượng của lục địa này.

Những thành viên trong chiến dịch Rời Châu Âu vẫn luôn cảm thấy phiền phức với sự thật này. Anh và Pháp chỉ ngăn cách với nhau bằng Kênh đào Anh (English Channel) dài 33 km (bên cạnh đó, Bắc Ai-len nằm liền kề với Cộng Hòa Ai-len hoặc Gibraltar và Tây Ban Nha). Quãng đường từ Paris, Brussels và Amsterdam đến London bằng tàu hỏa thậm chí còn ngắn hơn đến Berlin.

Dù bất cứ chuyện gì xảy ra, nước Anh đã, đang và luôn luôn là một phần của Châu Âu.

Mối liên hệ với Châu Âu có tác động rất lớn. Hoạt động thương mại với những nước ở xa sẽ tốn kém hơn, cả về mặt tiền vốn và thời gian. Theo một báo cáo công bố vào năm 2012 của ông David Hummels từ trường Đại học Purdue và ông Georg Schaur từ trường Đại học Tennessee, hàng ngày, hàng hóa quá cảnh phải chịu thêm một khoản tiền tương đương với mức thuế quan từ 0,6-2,1%. Vì vậy, chi phí thương mại với các nước láng giếng của các nước thường rất cao.

Hơn 50 năm trước, nhà kinh tế người Hà Lan Jan Tinbergen đã nhận thấy rằng hoạt động thương mại vận hành theo “mô hình trọng lực”; tức là, các luồng thương mại là kết hợp của cả khoảng cách địa lý giữa các đối tác thương mại và quy mô của họ.

Nước Anh có vai trò ngang hàng với những nền kinh tế lớn của Châu Âu. Những nền kinh tế này đã là đối tác thương mại chính của Anh từ ba thế kỷ trước; khi đó, Châu Âu chiếm 75% hoạt động thương mại của Anh.

Ngày nay, so với thế kỷ 18, mặc dù các khu vực còn lại trên thế giới chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều trong cơ cấu hoạt động kinh tế toàn cầu, nhưng những nền kinh tế trên vẫn là đối tác chính của Anh; Châu Âu vẫn chiếm khoảng 50% hoạt động thương mại của Anh.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Cải cách Châu Âu, hoạt động thương mại giữa Anh với các nước còn lại của Châu Âu lớn hơn rất nhiều so với phạm vi địa lý. Trung tâm nay dự đoán rằng các dòng hàng hóa và dịch vụ vận chuyển qua Kênh đào Anh lớn hơn 55% so với những gì được tính toán dựa trên khoảng cách địa lý và quy mô kinh tế.

Hơn thế nữa, hoạt động sinh ra phần chênh lệch trên cũng đem lại lợi nhuận chân chính. Hoạt động này gần như đã tạo nên một hoạt động kinh tế mới trên thế giới. Hoạt động này chỉ bao gồm các hoạt động giao dịch đảo hướng từ các đối tác ngoài châu Âu thông qua mức thuế quan đối ngoại của thị trường đơn nhất.

Hoạt động hội nhập của các tổ chức tại Châu Âu đã tạo điều kiện cho các chuỗi cung ứng và trao đổi dịch vụ qua biên giới, một “đặc sản” của Anh. Lượng dịch vụ xuất khẩu của Anh sang EU lớn hơn nhiều so với tổng lượng xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mĩ, Nhật Bản và khối BRICs (gồm các nền kinh tế mới nổi). Trên thực tế, EU có đóng góp lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế Châu Âu.

Vị trí địa lý là yếu tố quyết định

Nói cách khác, thúc đẩy Brexit là quá viển vông. Dù giữa Anh và các đối tác là các nước nói tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng văn hóa thế nào, thì sản lượng Anh thu được từ hoạt động thương mại với các nước này vẫn ít hơn rất nhiều so với EU; điều tương tự cũng xảy ra với các nền kinh tế lớn mới nổi.

Brexit không thể hủy bỏ mối quan hệ giữa nền kinh tế Anh với những nước Châu Âu còn lại. Thậm chí, Brexit sẽ chỉ làm tình hình giao dịch thương mại xấu đi, đồng thời giảm tầm ảnh hưởng của Anh trong các vấn đề của Châu Âu. Lịch sử đã chỉ ra rằng lựa chọn thoát ly Châu Âu không thể chỉ là một tai nạn kinh tế. Brexit chưa hẳn là lựa chọn đúng đắn.

Theo Quỳnh Mai

Cùng chuyên mục
XEM